Chiếc gương thần trong cổ tích thực ra chính là công nghệ AR?

09/04/21
AMBER DESIGN TEAM

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo làm nghề đánh cá. Họ chăm chỉ làm lụng quanh năm suốt tháng mà vẫn chẳng đủ ăn. Một ngày, người chồng kéo lưới lên như thường lệ, nhưng lần này lại chẳng có con cá nào, chỉ thấy mắc vào lưới có một tấm gương. Người chồng toan vứt đi thì chiếc gương đột nhiên phát sáng. Biết đây là chiếc gương thần, hai vợ chồng quyết định mang nó về nhà.

Kể từ ngày có chiếc gương thần, hai vợ chồng không gì không biết. Họ chỉ cần soi chiếc gương vào bất cứ vật gì, thông tin về vật đó sẽ ngay lập tức hiện lên. Cho đến một ngày, có một người đến nói với họ rằng:

Thực tế tăng cường thường bị nhầm với thực tế ảo và ngược lại. Nhưng trên thực tế, hai khái niệm này khác xa nhau.

Thực tế ảo (VR) là quá trình đưa người dùng vào một môi trường ảo được số hóa hoàn toàn.

Một số công ty ô tô đã tạo ứng dụng để bạn có thể lái thử các mẫu xe mới nhất của họ bằng VR.

Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy việc mất cả ngày để đi xem nhà là vô cùng tẻ nhạt. Nhưng giờ với công nghệ VR, bạn hoàn toàn có thể “dạo quanh” ngôi nhà ảo với các khung cảnh được số hóa hoàn toàn mà không cần đến tận nơi.

Nhắc lại khái niệm một lần nữa, thực tế tăng cường (AR) là nơi các vật thể/đối tượng ảo được lồng ghép vào môi trường thế giới thực.

AR tuy vẫn còn là công nghệ tương đối mới mẻ, nhưng nó không thực sự phức tạp như bạn tưởng. Với AR, bạn có thể phủ nội dung kỹ thuật số lên thế giới thực, và xem tương tác với các nội dung “ảo” này trong thực tế qua các thiết bị trung gian như điện thoại, máy tính bảng,…

Một vài ví dụ quen thuộc nhất của AR có thể kể đến như Pokemon Go – trò chơi bắt Pokemon ngoài đời thực rất nổi tiếng trong thời gian gần đây hay các Bộ lọc Instagram và Facebook. Tuy nhiên, công dụng của Ar còn nhiều hơn thế. Nó có thể được sử dụng để cải thiện trải nghiệm mà khóa đào tạo của bạn mang lại, thúc đẩy thay đổi hành vi và tạo ra tác động kinh doanh lâu dài.

Có nhiều dạng thực tế tăng cường khác nhau, có thể được sử dụng theo những cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu đào tạo của bạn. Ví dụ như:

  • Marker-based AR – AR dựa trên điểm cố định: Đây là một trong những dạng AR được sử dụng nhiều nhất. Để kích hoạt nội dung được thực tế ảo, bạn cần đưa điện thoại hoặc máy tính bảng vào một điểm cố định như mã QR, bao bì sản phẩm hoặc logo doanh nghiệp.
  • Markerless AR – AR không có điểm cố định: Như tên cho thấy, dạng AR này không dựa vào đối tượng kích hoạt. Thay vào đó, phần tử tăng cường sẽ được kích hoạt khi các tiêu chí khác được đáp ứng (ví dụ: dựa trên dữ liệu vị trí GPS được liên kết với thiết bị của bạn).
  • Projection-based AR – AR dựa trên hình chiếu: Với dạng AR này, tất cả những gì bạn cần là một bề mặt phẳng. Bạn chỉ cần hướng thiết bị của mình vào tường hoặc bàn và phần tử tăng cường sẽ xuất hiện ngay lập tức.
  • Outlining or Superimposition AR – AR dạng phác thảo theo khung mẫu: dạng AR này sử dụng nhận dạng hình ảnh để làm nổi bật các đối tượng trong thế giới thực. Ví dụ: Hiện nay đã có nhiều hãng xe hơi tích hợp công nghệ Outlining AR vào sản phẩm của mình. Qua màn hình trên xe, bạn sẽ thấy làn đường mà mình cần đi vào được làm rõ hơn nhờ các dải màu sặc sỡ hoặc mũi tên ảo chỉ vào.

Khách hàng có thể xem thiết bị mà mình định mua trông như thế nào nếu đặt vào ngôi nhà của họ. Để làm được điều này, Currys – Một hãng điện máy tại Anh đã phát triển ứng dụng có tên Point and Place. Tất cả những gì bạn cần làm là tải ứng dụng về, mở lên và chọn sản phẩm ưa thích, sau đó đưa camera điện thoại hoặc máy tính bảng vào vị trí mình muốn đặt sản phẩm. Một hình ảnh của sản phẩm sẽ hiện lên ngay tại vị trí đó, cho bạn cái nhìn tổng quan nhất có thể.

Thực tế tăng cường hiện đã có thể ứng dụng vào thế giới thời trang. Bạn có thể sử dụng AR để xem mình trông như thế nào khi thử các trang phục khác nhau!

Bạn chỉ cần đứng trước màn hình được tích hợp công nghệ thực tế tăng cường, chọn quần áo mình thích, ngay lập tức màn hình sẽ xuất hiện hình ảnh bạn đang mặc bộ quần áo đó. Thật tiện lợi phải không nào?

Theo Inc. – một tạp chí kinh doanh uy tín của Mỹ – thế hệ Millennials (Những người sinh vào khoảng từ 1980 đến năm 2000) hiện chiếm 50% lực lượng lao động toàn cầu, con số này sẽ là 75% vào năm 2025. Có thể thấy, các công ty đang chịu áp lực rất lớn trong việc cải tổ chương trình đào tạo và phát triển để phù hợp với lực lượng lao động sinh ra và lớn lên cùng công nghệ.

Các phương pháp tiếp cận như AR sẽ mang lại rất nhiều lợi ích nếu được tận dụng hợp lý trong các khóa đào tạo. Cụ thể như:

  • Thông tin tức thời: AR là một công cụ hữu ích vì nó cho phép người học của bạn dễ dàng tiếp cận thông tin họ cần. Không cần phải tìm kiếm các thư viện nội dung, lùng sục trên internet hoặc tìm một chuyên gia. Bạn chỉ cần hướng thiết bị của mình vào sản phẩm, đối tượng hoặc hình ảnh mà bạn muốn tìm hiểu thêm và – bùm! – thông tin liên quan sẽ ngay lập tức hiển thị trên màn hình của bạn.
  • Khả năng tiếp cận tuyệt vời: AR cũng có rào cản tiếp cận thấp hơn so với các công nghệ kỹ thuật số tiến bộ khác. Không cần phải có tai nghe đắt tiền hoặc bất kỳ công nghệ đeo nào khác. Bạn chỉ cần hướng điện thoại vào đối tượng để lấy thông tin mình cần.
  • Tương tác hiệu quả: Về bản chất, thực tế tăng cường trực quan và nhiều tương tác hơn các phương pháp học tập dựa trên văn bản và video truyền thống. Tại sao phải đọc một tờ hướng dẫn sử dụng dài hàng trăm trang khi bạn có thể quét một sản phẩm chiếc điện thoại để xem tất cả những thông tin mình cần?
  • An toàn & Bảo mật: Chúng ta chỉ thực sự học tập hiệu quả khi có cơ hội thực hành. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng khả thi với các nhiệm vụ có độ rủi ro cao. Rất may, AR đã mở cánh cửa cơ hội cho những trải nghiệm đào tạo mới. Ví dụ, bạn có thể học cách sử dụng máy móc hạng nặng bằng cách khám phá hoặc tương tác với một mô hình ảo.

Nếu bạn tự hỏi làm thế nào để kết hợp AR và đào tạo, thì dưới đây là một số ví dụ:

Cái hay của AR là người học của bạn có thể tiếp cận chính xác những gì họ cần ngay lập tức! Không cần tìm kiếm trong các thư viện nội dung, hỏi chuyên gia hoặc xem video. Chỉ cần hướng thiết bị của bạn vào sản phẩm muốn tìm hiểu và thông tin về sản phẩm sẽ xuất hiện trên màn hình trước mặt bạn.

Ví dụ khi soi chiếc điện thoại của bạn vào một món trang sức, các thông tin có thể hiện lên là:

  • Nhà thiết kế 
  • Ngày sản xuất
  • Một vài hình mẫu
  • Chất liệu/vật liệu
  • Số karat 
  • Giá bán

Công nghệ này còn có thể được thiết lập cho tất cả các cửa hàng bán lẻ, cho dù đó là nhà máy sản xuất nước hoa, nhà máy rượu, cửa hàng quần áo hay đồ dùng nhà bếp.

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đào tạo về sức khỏe và an toàn lao động cho nhân viên bằng cách đưa tất cả mọi người vào một phòng kín, ngột ngạt và cùng nhau xem video hướng dẫn cách nhặt chiếc hộp lên đúng cách. Theo bạn cách thức đào tạo này có mang lại hiệu quả?

Ngày nay, với sự kỳ diệu của AR, khi học về an toàn cháy nổ, bạn chỉ cần đưa màn hình thiết bị di động của bạn lên và một loạt thông tin sẽ hiện ra như:

  • Hướng dẫn về những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp 
  • Các khu an toàn cháy nổ 
  • Điểm sơ tán 
  • Hướng dẫn từng bước về cách sử dụng bình chữa cháy

Bạn thậm chí có thể thiết lập một cuộc săn tìm kho báu trên nền tảng thực tế tăng cường. Những người tham gia sẽ thu thập các huy hiệu ảo làm phần thưởng khi họ đã hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định ẩn trong văn phòng. Mỗi huy hiệu có thể chứa một manh mối cho cái tiếp theo!

AR đã và đang cách mạng hóa cách chúng ta đào tạo nhân viên y tế của mình. AR có thể được sử dụng trong đào tạo các hoạt động phức tạp để mang lại cho học viên trải nghiệm gần với đời thực hơn nhiều so với các phương pháp tiếp cận khác.

Bio-Flight – một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu về lĩnh vực hàng không ở Mỹ – đã phát triển các video đào tạo AR để giúp các bác sĩ phẫu thuật tìm hiểu về các công cụ và phương pháp mới nhất trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như tinh chỉnh và nâng cao khả năng ghi nhớ kiến ​​thức của họ. 

Không dừng lại ở đó. Có vô số cách ứng dụng thực tế tăng cường trong đào tạo và phát triển. Ví dụ:

  • Quét mã trên bao bì sản phẩm để mở video hướng dẫn.
  • Tạo mô hình 3D để phục vụ cho mục đích đào tạo.
  • Chèn cơ chế trò chơi vào thế giới thực (Kinh nghiệm, Huy hiệu, Thanh tiến trình, v.v.).
  • Và nhiều thứ khác nữa.

 Hai vợ chồng thốt lên. Họ đã tin đây không phải chiếc gương thần, và “sự thần kỳ” họ thấy chính là công nghệ Thực tế tăng cường. Sau khi nhận lại chiếc điện thoại từ tay vợ chồng đánh cá, Ber nói lời cảm ơn và trở lại thế giới tương lai.

Tin bài Khác