Con rồng cháu tiên
18/01/21


Tương truyền khi Lạc Long Quân phải từ biệt Âu Cơ cùng đàn con để trở về thủy cung, người đã căn dặn
rằng:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình,
tập
quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa
năm
mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp
đỡ
nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ hỏi chồng:
- Vậy thiếp làm cách nào để liên lạc được với chàng?
Lạc Long Quân nghe vậy liền để lại bé Ber, dặn vợ rằng khi nào cần thì gọi bé Ber, Lạc Long Quân và 50
người
con còn lại sẽ ngay lập tức đến giúp đỡ họ.
Nói rồi họ từ biệt nhau, Lạc Long Quân đem 50 con theo xuống miền biển, Âu Cơ dẫn 50 người lên núi. Tuy
cách
trở về mặt địa lý nhưng nhờ có bé Ber, họ luôn gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau để cùng gây dựng nên nước Việt
Nam
như ngày hôm nay.


Văn hóa doanh nghiệp phản ánh tính cách của doanh nghiệp đó. Nếu như “Con Rồng cháu Tiên” đánh dấu mốc khởi đầu cho quá trình tích lũy, xây dựng bản sắc dân tộc với những tinh hoa ẩm thực truyền thống, câu chuyện lịch sử dân gian và danh lam thắng cảnh của riêng Việt Nam thì văn hóa doanh nghiệp cũng được tạo nên bởi nhiều yếu tố đặc trưng mà chỉ doanh nghiệp đó có. Chúng ta có thể kể đến 8 yếu tố cơ bản nhất là: môi trường làm việc, sứ mệnh kinh doanh, truyền thống doanh nghiệp, sự gắn bó của nhân viên, giá trị cốt lõi, đạo đức, kỳ vọng và các mục tiêu chung.
Theo một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Deloitte, 94% các nhà quản lý và 88% nhân viên đồng ý rằng yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với thành công của cả doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt khác của công ty, từ các quyết định được ban lãnh đạo đưa ra, khả năng giữ chân nhân sự cho đến năng suất làm việc của nhân viên. Nhưng cụ thể thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ đem lại lợi ích gì đối với nhân viên và quản lý trong công ty?



Trong lịch sử, có những giai đoạn mà nhân dân Việt Nam ta phải sống dưới ách thống trị của giặc ngoại xâm.
Chúng dùng mọi thủ đoạn để đồng hóa văn hóa, chúng còn bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho khắp nơi
là cảnh nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu. Thi thoảng người ta lại nghe phong phanh có một vài cuộc khởi nghĩa
nhỏ lẻ diễn ra nhưng rồi tất cả đều bị dập tắt. Thấy vậy, bé Ber liền bí mật kết nối các vị thủ lĩnh ở các
địa phương lại với nhau, tạo thành một làn sóng khởi nghĩa. Quân xâm lược nhanh chóng bị đánh bại, đất nước
giành lại được độc lập, tự do.
Ấy là những gì đã xảy ra nhiều thế kỷ về trước. Nhưng bài học để lại vẫn còn nguyên tính ứng dụng đến tận
bây giờ. Nếu như trong một tập thể, mọi thành viên đều phải tuân theo lệnh của một “kẻ cai trị” và không có
bản sắc của riêng mình, chúng ta sẽ không nhìn thấy sự phát triển ở tập thể đó. Đối với doanh nghiệp cũng
vậy, việc xây dựng bản sắc văn hóa không chỉ tốt cho sự phát triển chung mà còn đem lại lợi ích cho mỗi
thành viên trong đó.


Google thường xuyên nằm trong top những công ty có môi trường làm việc đáng mơ ước nhất thế giới. Phương châm hoạt động trước đây của Google là “Đừng trở nên xấu xa” (“Don’t Be Evil”). Ứng dụng trong nội bộ doanh nghiệp, câu khẩu hiệu này nhắc nhở mọi nhân viên đối xử tốt với nhau để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Google đã tạo ra một môi trường khiến mọi nhân viên đều muốn gắn bó ngay cả khi hết giờ làm việc: văn phòng làm việc tràn ngập màu sắc rực rỡ với những buồng ngủ trưa, bánh khoai tây chiên và tay cầm chơi game. Nhân viên Google cũng thường tự hào về chương trình “Người Google dạy người Google” (“Googler to Googler”) của họ. Nhờ chương trình này, nhân viên Google có thể học được những kỹ năng mới từ chính những đồng nghiệp của mình.

Chúng ta đã nói về 8 yếu tố cấu thành “văn hóa doanh nghiệp”. Nhưng nếu bạn muốn biến những điều này trở thành văn hóa công ty thì bạn sẽ cần:
- Tạo ra những mối quan hệ công việc có ý nghĩa
- Quản lý dựa trên sự thấu hiểu, chu đáo
- Phù hợp với sứ mệnh kinh doanh
- Đảm bảo sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống cho nhân viên
- Có tính mục đích rõ ràng
Xây dựng cộng đồng ảo
Mạng xã hội là công cụ tuyệt vời để bạn xây dựng một cộng đồng riêng cho nhân viên trong công ty.
Điều này sẽ tạo ra một “văn phòng ảo” để nhân viên có thể chia sẻ những ý tưởng hay những bài viết
thú vị cho đồng nghiệp của mình.
Tập hợp hội “các chuyên gia”
Mọi nhân viên đều sở hữu một lượng kiến thức khổng lồ về một lĩnh vực nào đó. Thay vì lên Google
tìm
kiếm hay email cho một chuyên gia xa xôi nào đó, sao bạn không thử chat với những “chuyên gia”
kiêm
đồng nghiệp ở ngay xung quanh bạn?
Video call
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, 98% người được hỏi cho rằng các cuộc hội thảo video giúp cải thiện
mối quan hệ cả trong và ngoài công việc. Lý do là bởi đây là phương pháp tối ưu nhất để “mặt đối
mặt” với đồng nghiệp làm việc cùng bạn ở khắp nơi trên thế giới.
Game hóa các nền tảng
Game hóa được hiểu là việc ứng dụng những yếu tố trong game vào một bối cảnh khác, chẳng hạn như môi
trường làm việc. Bạn có thể game hóa hệ thống quản lý nhân viên bằng cách tặng điểm thưởng hoặc trao
các huy hiệu ảo,.. để tạo thêm động lực và niềm vui giữa những công việc có phần “khô khan” hàng
ngày.

