
Theo khảo sát từ Linkedin, 79% chuyên gia đào tạo dự định dành thêm ngân sách năm 2021 cho e-Learning, tăng 22% so với năm 2020. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, e-Learning là xu hướng hàng đầu trong đào tạo doanh nghiệp, và đồng thời cũng là lời giải cho bài toán đảm bảo chất lượng nhân sự giai đoạn mùa dịch.


Đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh…nơi tập trung nhiều văn phòng, các doanh nghiệp lớn. Trong hoàn cảnh này, việc đào tạo nhân sự để thích nghi với hoàn cảnh mới là vô cùng cần thiết.

Về nhu cầu, bên cạnh bối cảnh kinh doanh thay đổi, hình thức làm việc cũng thay đổi từ làm việc tập trung sang làm việc từ xa. Điều này làm phát sinh nhu cầu trau dồi các kỹ năng quản lý cần thiết cho cả cấp quản lý và nhân viên để doanh nghiệp có thể làm việc hiệu quả trong hoàn cảnh mới.

Đối với cấp quản lý, họ sẽ cần trang bị những kỹ năng để dẫn dắt, thúc đẩy và kết nối tập thể cùng vượt qua tình trạng khó khăn. Theo thống kê, 80% nhà quản lý quan tâm đến kỹ năng “Leading through change” (Lãnh đạo qua đổi thay) và 66% quan tâm đến cách quản lý đội nhóm từ xa. Đây là những kỹ năng quản lý thiết yếu trong bối cảnh hiện tại, giúp doanh nghiệp vững vàng hơn trên con đường vượt qua khó khăn mùa dịch.
Đối với nhân viên, việc tiếp nhận thêm các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng quản lý thời gian hay Kỹ năng quản lý stress… sẽ là hành trang để thích ứng với điều kiện làm việc từ xa.

Môi trường làm việc mùa dịch cũng đem đến những ảnh hưởng về tâm lý, khi sự kết nối giữa nhân viên trong doanh nghiệp có chiều hướng giảm sút. Cụ thể, khảo sát cho thấy, 31% nhân viên cảm thấy ít kết nối hơn với lãnh đạo/quản lý, 37% nhân viên cảm thấy ít kết nối hơn với đồng nghiệp so với thời điểm trước dịch. Trước thực trạng đó, khi tiến hành phương thức làm việc từ xa, doanh nghiệp cần quan tâm đến kết nối con người thông qua các hoạt động truyền thông, đào tạo để giữ vững tinh thần tập thể và văn hoá công ty.

Về thách thức, các hoạt động đào tạo tập trung, đào tạo offline bị hủy hoặc tạm hoãn do dịch bệnh. Thêm vào đó, làm việc từ xa cũng khiến việc tổ chức, triển khai và quản lý các hoạt động đào tạo gặp khó khăn. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cách làm trong mùa dịch trước (đào tạo qua Zoom, Google Meet…) có còn phù hợp hay chỉ mang tính chất tạm thời? Với các doanh nghiệp đã triển khai e-Learning, thách thức nằm ở việc duy trì sự hứng thú của người học, khi việc xem video bài học như một nghĩa vụ nặng nề, nhàm chán của mỗi nhân viên.


Thứ nhất, với e-Learning việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi!
e-Learning tạo sự linh hoạt về thời gian và không gian khi người học có thể học bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu. Chỉ với điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng là chúng ta có thể sẵn sàng tham gia vào lớp học mà không bị hạn chế trong việc đi lại và lựa chọn địa điểm như trước kia. Thời gian học tập được sắp xếp linh động và phù hợp với từng cá nhân giúp hạn chế những ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Thứ hai, e-Learning giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả khoản đầu tư trong đào tạo
Theo Procurement Academy, khi triển khai e-Learning, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được từ 40% đến 60% chi phí so với đào tạo truyền thống.
Với hệ thống quản lý đào tạo LMS (Learning Management System), doanh nghiệp không cần tốn nhiều chi phí cho giảng viên đứng lớp và đội ngũ hỗ trợ trong suốt thời gian vận hành khóa học. Bởi, với tính năng quản lý đào tạo từ hệ thống LMS, chỉ một người điều phối sẽ có thể đóng vai trò của một đội ngũ vận hành khi các công việc cần làm đã được lên kế hoạch sẵn.
Nhờ đó, các doanh nghiệp ứng dụng e-Learning sẽ có thể giảm bớt gánh nặng cho người quản lý. Bởi hệ thống đào tạo có thể lưu trữ, theo dõi, phân tích quá trình học tập của học viên, từ đó tự động cung cấp các kiến thức liên quan hỗ trợ người học, đưa ra các bài kiểm tra bám sát năng lực trình độ của nhân viên. Doanh nghiệp thông qua đó có thể đo lường, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo để có những bước thay đổi phù hợp.
Với doanh nghiệp, hiệu quả e-Learning và LMS mang lại chính là: Một lần đầu tư, sử dụng lâu bền
Thứ ba, e-Learning tạo ra niềm vui
Đã qua thời kỳ mà e-Learning chỉ đơn thuần là việc xem lại các video bài giảng quay sẵn.
Hiện nay, bằng cách đưa vào yếu tố trò chơi hóa (gamification), mỗi bài học là một niềm vui khi người học được trải nghiệm và tương tác với các câu chuyện, tình huống, nhiệm vụ, cơ chế trao thưởng… Nhờ đó, người học sẽ được hòa mình vào môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần cải thiện hiệu suất học tập, cũng như hiểu và ứng dụng kiến thức tốt hơn.
Theo Andrew DeBell – Chuyên viên đào tạo tại Water Bear Learning: “Video tương tác là bước đệm giữa e-Learning truyền thống và trải nghiệm thực tế ảo VR. Với các công cụ hoạt hình, video tương tác đã trở thành một đầu ra dễ tiếp cận hơn của e-Learning. Nó cung cấp cho người học trải nghiệm phong phú, hiệu quả, có thể ứng dụng và chắc chắn sẽ tiếp tục phổ biến trong những năm tới.”
Thứ tư, e-Learning tăng cường sự kết nối con người trong doanh nghiệp
Một con số đáng kinh ngạc từ báo cáo Workplace Learning Report của Linkedin năm 2021: người học có các hoạt động nhóm có thời gian học nhiều hơn đến 30 lần so với người học đơn lẻ.
Bên cạnh đó, từ phía các chuyên gia L&D, có đến 86% tin rằng người học cảm thấy việc học trở nên hấp dẫn hơn, 91% đồng ý rằng người học thành công hơn và 92% cho rằng người học cảm nhận được sự thân thuộc hơn khi học cùng nhau thay vì học riêng lẻ.
Như vậy có thể thấy rằng, các nội dung đào tạo e-Learning cũng có thể được thiết kế thành các hoạt động tập thể để kết nối người học, thay vì là một hành trình đơn lẻ. Nếu biết cách vận hành, eLearning có thể trở thành giải pháp xây dựng phong trào học tập, tăng cường tinh thần tập thể cho doanh nghiệp trong mùa dịch.

Khi nhắc đến e-Learning, một số doanh nghiệp còn e ngại vì lo lắng về chi phí đầu tư, cũng như khả năng đáp ứng của nền tảng công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, hay cách để triển khai đào tạo trực tuyến hiệu quả.
Đồng hành cùng hơn 100+ doanh nghiệp Việt Nam triển khai e-Learning, Amber mang đến Mô hình học tập cộng đồng Gamelearn, đánh tan trải nghiệm học tập nhàm chán và xây dựng tinh thần tập thể.
Gamelearn là giải pháp tối ưu về nội dung, công nghệ và cả vận hành, trải nghiệm Gamelearn ngay hôm nay tại: https://amber.edu.vn/gamelearn/
Như vậy, trong bối cảnh dịch bệnh, khi làm việc từ xa là một trong những phương thức thiết thực nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp thì đào tạo trực tuyến cũng là lựa chọn tối ưu trong việt tiến hành hoạt động đào tạo nội bộ. Hãy tận dụng sức mạnh của e-Learning để phát triển đội ngũ nhân sự mùa dịch, biến thách thức thành cơ hội nhé!