Làm sao để có trí nhớ siêu phàm như Trạng Quỳnh
16/01/21
Thời vua Lê – chúa Trịnh, người dân Đàng Ngoài mấy ai mà không biết Trạng Quỳnh. Từ nhỏ, Quỳnh đã tỏ ra thông minh hơn người, học đâu nhớ đấy. Nhờ sự chăm chỉ và tài trí mà sau này mới trẻ tuổi đã đỗ đạt Trạng Nguyên, khiến ai nấy trong làng đều nể phục. Người ta không biết cậu ăn gì, làm gì, học gì mà đỗ cao thế.
Có lần, vị quan phủ trong làng mang theo quý tử đến gặp Quỳnh, nhân tiện hỏi han nhờ Quỳnh giúp đỡ kèm cặp, cốt là mong con đỗ đầu trong kỳ thi Đình sắp tới. Khi được hỏi tại sao có thể học đâu nhớ đấy như vậy, Quỳnh trả lời: “Thu nạp được kiến thức là một chuyện, cái chính là có chăm chỉ ôn luyện để ghi nhớ những gì mình đã được học hay không?”
Quỳnh nói vậy mới thấy, việc củng cố kiến thức có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình học tập của mỗi người. Không phải ngẫu nhiên mà Ebbinghaus cho ra đời Đường cong quên lãng, chỉ ra rằng chúng ta sẽ quên 50% những gì đã học được trong một ngày và 90% những gì đã học được trong một tháng.

Cách mà Trạng Quỳnh đưa ra là chăm chỉ ôn luyện để ghi nhớ những gì mình đã được học. Vậy cụ thể là gì? Khoa học có thể lý giải như thế nào về điều này? Bất cứ khi nào chúng ta học được một điều mới, não bộ chúng ta sẽ tự tạo ra một đường thần kinh. Tuy nhiên, đoạn đường này khá mờ nhạt, và chỉ sâu hơn, đậm hơn nếu chúng ta cố gắng củng cố thêm kiến thức mình đã học trước đó.
Cụ thể, ba cách để giúp chúng ta vượt qua chứng nhanh quên là:

Phương pháp học tập ngắt quãng là việc lặp lại nội dung kiến thức kèm với các hoạt động đánh lạc hướng được thêm vào trong quá trình học. Các hoạt động đánh lạc hướng sẽ có tác dụng giúp người học thả lỏng, thư giãn. Khi quay trở lại, tinh thần của họ sẽ được làm mới và họ sẽ sẵn sàng học thêm những kiến thức tiếp theo. Nhà nghiên cứu, Hiệu trưởng - Tiến sĩ Paul Kelley là người tiên phong trong Lý thuyết Học tập ngắt quãng. Kelley cùng một nhóm giáo viên, nhà khoa học khác đã phát hiện ra rằng phương pháp này sẽ tăng cường các khớp thần kinh, điều này giúp đưa thông tin vào lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn.
Quỳnh cũng vậy, ngoài những lúc học hành chăm chỉ, cậu cũng biết nghỉ ngơi, ngâm thơ đối đáp với bạn bè, hơn nữa còn thích quậy, làm nhiều trò vui. Chính những điều này đã giúp Quỳnh thoải mái tâm trí, giảm bớt áp lực căng thẳng để sau đó chú tâm vào ôn luyện tốt hơn.

Não bộ của chúng ta luôn cố gắng giữ cho mình ngăn nắp. Đồng nghĩa với việc nếu thông tin không được sử dụng, nó sẽ bị xóa đi ngay lập tức. Đó là lý do tại sao sự lặp lại ngắt quãng trở nên quan trọng, vì qua đó, bạn sẽ được làm mới kiến thức một cách thường xuyên. Khi đã tìm hiểu xong một phần thông tin đầu, bạn cần củng cố kiến thức đó sau một quãng nghỉ. Các quãng nghỉ có thể kéo dài hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, hoặc hàng tuần. Trên thực tế, khoảng cách giữa các lần củng cố kiến thức càng dài thì khả năng lưu thông tin trong bộ nhớ dài hạn càng lớn.
Quỳnh thi đỗ Trạng Nguyên là bởi thay vì học ôm đồm, nhồi nhét nhiều kiến thức trước kì thi như phần lớn các sĩ tử khác, cậu chọn cách học từ từ, lặp đi lặp lại kết hợp với các quãng nghỉ để thư giãn, vui chơi. Đây là cách tốt nhất để giúp kiến thức được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn.

Các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… đang là những công cụ được ưa thích nhất cho trải nghiệm học tập hiệu quả. Làm thế nào mà việc học tập trên các thiết bị này có thể giúp chống lại chứng nhanh quên. Chìa khóa chính là khả năng tiếp cận không giới hạn địa điểm và thời gian. Ngày nay, dù bạn đi làm, hay ngồi ở quán cà phê, hay ở nhà,…chỉ cần có thiết bị có kết nối internet với vài phút rảnh rỗi, bạn đã có thể truy cập vào một kho các bài học đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập của mình.

Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản hơn để cải thiện trí nhớ của mình. Chẳng hạn như:

Lâu đài trí nhớ (A Memory Palace) là một phương pháp ghi nhớ nổi tiếng và lâu đời. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách hình tượng hóa những thông tin cần ghi nhớ vào một địa điểm quen thuộc ưa thích như vị trí các đồ vật, căn phòng trong nhà,...Một chuyên gia ghi nhớ đã sử dụng phương pháp này và nhớ được số PI dài 100.000 chữ số.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng ta có xu hướng tiếp thu được nhiều thông tin trong bộ nhớ dài hạn hơn nếu chúng ta học vào buổi chiều.

Cùng với rất nhiều lợi ích khác, tập thể dục giúp bạn học tốt hơn và chống lại chứng nhanh quên cả trực tiếp và gián tiếp. Tập thể dục có khả năng giảm đề kháng insulin, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. 30 phút tập cardio có thể bơm máu tối đa, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não để hoạt động hết công suất.

Nếu không ngủ, cơ thể bạn sẽ sản sinh ít melatonin hơn – đây là chất cần thiết cho hoạt động nhận thức hiệu quả. Khi ngủ, não bộ của chúng ta sẽ thực hiện tất cả quá trình xử lý bộ nhớ từ ngày hôm trước. Đó là tại sao thiếu ngủ có thể dẫn đến việc học tập bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học khuyên bạn nên ngủ đủ giấc sau khi học được những kiến thức mới.
Chúng ta có thể học tập Quỳnh để tăng cường khả năng ghi nhớ của mình. Trên thực tế, việc thực hành phương pháp học tập lặp lại ngắt quãng đã được chứng minh là có thể cải thiện trí nhớ dài hạn lên tới 200%. Nhưng dù là bằng phương pháp nào đi chăng nữa, sức mạnh của não bộ hoàn toàn có thể được cải thiện theo thời gian. Hãy có những thay đổi nhất định trong hành vi của mình để tối ưu hóa trí nhớ dài hạn nhé!