menu

Ngựa quen đường cũ

18/01/21

Có bao giờ bạn hối hận khi nhận ra mình đã bỏ lỡ cơ hội vì chưa kịp hình thành thói quen tốt? Bạn dặn lòng mình rằng mình sẽ thay đổi, nhưng rồi “ngựa vẫn quen đường cũ”. Hãy để Ber dẫn bạn đi tìm câu trả lời và giải pháp cho vấn đề này nhé!

Dân gian từ xưa đã có câu “Ngựa quen đường cũ”, phỏng theo câu chuyện của Quản Trọng, nói về cái tài của con ngựa nhờ vào khứu giác của nó giúp chủ tìm lại đường về chốn cũ. Vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã nói chệch đi: con người cứ quen cái mùi cũ, cái việc cũ mà không dứt ra được, tật nào vẫn chứng ấy, khó hòng mà cải sửa. Ngẫm theo cái nghĩa đó, ta đặt ra một câu hỏi: tại sao ngựa cứ quen đường cũ, còn người mãi không chịu đổi?

Xưa nay, việc hình thành thói quen chưa bao giờ là dễ. Cứ mùng 1 đầu năm, đâu đó lại vang lên mấy khẩu hiệu “cam kết đầu năm” (New Year’s Resolution). Người người viết ra những mục tiêu mới, thói quen mới với mong muốn bắt đầu một năm với những điều tốt đẹp. Thế nhưng mấy ai có biết, phải mất tới 66 ngày để một thói quen mới chính thức được hình thành. Tức là bạn bắt đầu vào ngày mùng 1 thì phải đến ngày mùng 7 tháng Ba bạn mới thấy được sự đổi khác. Mà thường thì chỉ đến ngày thứ 2 là đã có không ít người từ bỏ rồi. Vì vậy mới dẫn đến chuyện cuối năm cuối tháng, người ta lại thấy nhan nhản những lời than vãn rằng “năm hết tết đến mà tôi vẫn chưa làm được cái gì hết!” Thật đáng buồn! Vậy làm thế nào để “ngựa tìm đường mới”, người hình thành một thói quen mới thay thế thói quen cũ?

Trước hết, để bắt đầu hình thành thói quen mới, chúng ta cần hiểu tại sao mình lại cần thói quen. Hàng ngày chúng ta thực hiện hàng trăm công việc trong vô thức. Ví như việc đánh răng, tắm rửa, mặc quần áo buổi sáng, hầu như ta chẳng cần dùng não để thực hiện.

Trên thực tế, có khoảng 45% các thói quen hàng ngày là tự động. Có nhiều thói quen được hình thành từ ngày bé. Điều này lí giải tại sao chúng ta lại có nhiều thói quen tự động đến thế. Chúng ta có rất nhiều thói quen, bởi chúng ta có thể để dành năng lượng cho những hoạt động khác vui vẻ hơn có thể bất chợt xuất hiện trong ngày như hoạt động xem chương trình thực tế trên truyền hình.

Não bộ ưa thích việc sử dụng càng ít năng lượng càng tốt. Hay nói đơn giản, chúng ta lười! Nếu sự thực là thế, chúng ta cứ mãi đi theo lối mòn, ngựa cứ mãi đi đường cũ, thì chẳng bao giờ ta khá lên được. Muốn thay đổi thói quen, chúng ta cần hiểu quá trình hình thành thói quen.

Khoa học đã chứng minh việc hình thành thói quen có liên quan mật thiết đến các đường dẫn truyền nơron thần kinh. Đường dẫn truyền nơron thần kinh là một chuỗi các nơ ron thần kinh được liên kết với nhau nhằm gửi tín hiệu (hay chỉ dẫn) giữa các bộ phận trong não bộ. Quá trình liên kết nêu trên được biết đến với cái tên chunking (hay phân khúc).

Mỗi khi chúng ta học một điều mới, một đường dẫn truyền thần kinh mới được hình thành. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ có đến hơn một trăm nghìn tỷ đường liên kết thần kinh, phụ trách tất cả những thông tin ta đã học.

Mỗi khi chúng ta sử dụng một thông tin mới, sẽ càng có nhiều nơron được bổ sung vào mạng lưới liên kết thần kinh. Nhờ thế mà đường dẫn truyền thông tin càng mạnh, và càng dễ dàng cho việc tiếp cận. Đó là lí do tại sao buổi học đàn piano đầu tiên có thể rất khó, nhưng chỉ sau 6 tháng học tập, bạn đã có thể đàn điệu nghệ được rồi.

Quá trình học và thay đổi hành vi được tổng hợp qua 5 quá trình như sau:

Những thông tin khoa học nói trên đã một lần nữa khẳng định tại sao thói quen lại khó bỏ như thế. Tuy nhiên, cũng chính nhờ vào những thông tin ấy, chúng ta vẫn tìm được cách thức để học, để bỏ những cái tật “ngựa quen đường cũ”.

Vòng lặp thói quen được sáng tạo bởi nhà báo của tờ New York Times Charles Duhigg và giáo sư Nir Eyal. Mô hình này bao gồm 3 bước cơ bản lặp lại để hình thành một thói quen:

Mỗi thói quen đều bắt đầu cùng một gợi ý. Gợi ý sẽ kích thích thói quen. Lấy ví dụ, bạn muốn hình thành thói quen dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày, chiếc đồng hồ báo thức của bạn sẽ là một gợi ý.
Hành động là phần thực hiện của thói quen đó. Bạn muốn hình thành thói quen dậy sớm, thì việc thực sự thức dậy sớm chính là hành động.
Bạn không cần một phần thưởng mang tính vật chất hay hữu hình để thực hiện hành động của mình. Ví dụ, khi bạn dậy sớm, bạn sẽ có thời gian thưởng thức một cốc cà phê, đó cũng chính là phần thưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin bài Khác