Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) được biết đến nhiều nhất với cái danh nhà cải cách thời cận đại Việt Nam. Ở cái thời mà xã hội rối ren, nền giáo dục khoa cử còn nặng tầm chương trích cú, thiếu tính “thực học”, “Trạng Tộ” của xứ Nghệ tâm niệm học là để “trả lại cho đời cái mà tôi đã học được, chứ không mong kiếm chác một đồng tiền nào”. Có thể thấy, tư tưởng của ông đã đi trước thời đại rất xa. Với khát vọng canh tân đất nước, hội lưu thời đại, ông đã gửi tất cả 58 bản điều trần đề xuất cải cách trong 41 năm cuộc đời ngắn ngủi của ông.
Tuy những mong mỏi canh tân của ông chưa thành hiện thực, ông đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Điển hình trong đó là bài học về sự nhận thức thời đại. Nhất là trong thời đại hiện nay, xã hội phát triển ngày càng nhanh, chúng ta càng cần phải biết “đi trước đón đầu”, không để bị tụt hậu. Hãy học tư tưởng thức thời của Nguyễn Trường Tộ, nắm bắt những xu hướng mới của ngành Đào tạo và Phát triển trong những năm 2020 nhé!
Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh của những năm 2030:
Tới 2030, những chiếc ô tô bay, quần áo kết nối internet, và lá gan in 3D có lẽ sẽ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật. Cũng ấn tượng đó chứ!
Quay lại những năm 2020, ngành Đào tạo và Phát triển (L&D) sẽ mở ra điều gì mới mẻ?
Liệu công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality) có chiếm lĩnh thị trường? Liệu chiếc máy vi tính Amstrad CPC 464 đầu tiên có quay trở lại vận hành?
Trước hết, hãy cùng nhìn lại ngành L&D trong những năm 2010…
Trước khi đón đầu những xu hướng mới của những năm 2020, hãy cùng nhìn lại chặng đường của L&D trong những năm 2010.
Tăng cường đầu tư vào các chiến lược đào tạo
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tàn phá các doanh nghiệp, các chương trình L&D là những nạn nhân đầu tiên. Lý do là bởi L&D giống như một đầu mục chi tiêu Nghệ thuật và Văn hoá của chính phủ, dẫn đến việc nhiều người lầm tưởng rằng L&D là không cần thiết. May mắn thay, tới đầu thập kỷ, khi nền kinh tế cải thiện, L&D lại nhận được đầu tư mạnh mẽ.
Xu thế giáo dục cá nhân hoá
Trong vòng 10 năm qua, xu hướng cá nhân hoá đã lan rộng trên toàn thế giới. Ngày nay, bạn có thể điều chỉnh bất cứ thứ gì từ chiếc kính thực tế ảo cho đến một chiếc dao cắt phô mai của riêng mình. Giáo dục cá nhân đã trải qua một chặng đường dài. Các nội dung giáo dục hiện nay đều có thể tự điều chỉnh ở mức độ cá nhân.
Sự phát triển mạnh mẽ của mô hình học trên thiết bị di động (mobile learning)
Năm 2007, sự kiện chiếc iPhone đầu tiên được công bố khiến thế giới thay đổi hoàn toàn. Phải mất đến 1 vài năm sau, L&D mới thực sự bắt kịp những thứ mới lạ có tên “ứng dụng” này. Bỗng chốc, chiếc điện thoại của chúng ta có thể thực hiện nhiều tác vụ hơn chứ không chỉ dừng lại ở trò chơi con rắn hay chụp những bức ảnh mờ nhạt. Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng những ứng dụng học tập bất cứ khi nào ta muốn. Mô hình học trên thiết bị di động giúp chúng ta tự do học ngay cả khi đang di chuyển. Đến năm 2019, Education App Store ước tính có đến 500,000 ứng dụng học tập có sẵn để tải về.
Cộng đồng hoá việc học
Vào năm 2009, theo trích dẫn của Entrepreneur.com, chỉ có khoảng 24% các doanh nghiệp nhỏ có tài khoản Facebook. Tuy nhiên, tới 2017, con số đó đã lên tới 90% doanh nghiệp chỉ sau 8 năm. L&D đã sớm bắt kịp cuộc cách mạng này và bắt đầu khai thác nhiều yếu tố truyền thông xã hội áp dụng vào đào tạo.
Những tính năng của mạng xã hội được tận dụng vào chương trình học tạo cảm giác quen thuộc.
Giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến đã tồn tại từ trước những năm 2010, tuy nhiên việc chuyển sang giáo dục kỹ thuật số đã là xu hướng dẫn đầu của thập kỷ. Từ LMS (hệ thống quản lý học tập trực tuyến) tới giáo dục trên thiết bị di động, tất cả đều thuộc giáo dục trực tuyến.
Vậy L&D trong những năm 2020 sẽ như thế nào?
Nền kinh tế Gig sẽ phát triển…
Trong nền kinh tế Gig, nhân viên tiếp nhận những vị trí tạm thời trong doanh nghiệp. Họ hoàn thành một hợp đồng ngắn hạn và tiếp tục chuyển sang một dự án khác. Cách làm việc này thúc đẩy nguồn lực và sự linh hoạt cho nhân viên. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng có những hạn chế. Loại hình công việc này không mang lại nhiều sự ổn định hay đảm bảo trong công việc.
Công nghệ sẽ tiếp tục cho phép nhân viên làm việc ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới bằng những công cụ và thiết bị xử lý linh hoạt. Chắc một ngày nào đó con người có thể làm việc trên mặt trăng nữa!
Tuy nhiên, mặt hạn chế của công việc ngắn hạn này là việc đào tạo cần nhanh lẹ và đầy đủ thông tin. Để khắc phục hạn chế này, hãy sử dụng giải pháp microlearning. Microlearning là một quy trình đào tạo trong thời gian ngắn nhằm gia tăng sự gắn kết và khả năng ghi nhớ.
Các công ty hiện nay cần các sản phẩm giáo dục thực hấp dẫn nhằm đạt gắn kết người học ở mức độ cao ngay từ những giai đoạn đầu. Những bài học trực tuyến nặng nề, gây chán nản sẽ không thể sống sót trong những năm 2020 này.
Sự gia tăng của mô hình thực tế tăng cường (AR)
Theo số liệu của tổ chức Statista, giá trị hiện tại của AR đang đạt mức 3.5 tỷ. Thêm vào đó, tới năm 2022, doanh thu của kính AR được ước tính sẽ đạt 22.8 triệu. Có thể thấy, AR không đơn giản chỉ là một xu hướng. Chúng ta đã đi đủ xa để nói rằng một ngày nào đó nó sẽ chính là cuộc sống của chúng ta!
AR đang ảnh hưởng như thế nào tới Đào tạo và Phát triển? Chúng ta dự đoán rằng việc đào tạo sẽ ngày càng ít có sự tham gia của người hướng dẫn, và dựa vào công nghệ cá nhân nhiều hơn. Ví dụ, thay vì một bài giảng chính quy, thực tập sinh bán lẻ có thể khám phá chi tiết sản phẩm bằng cách dùng 1 ứng dụng scan sản phẩm đó.
Công nghệ sẽ tiếp tục giảm chi phí đào tạo và tăng ảnh hưởng doanh nghiệp.
Ở thời kì đỉnh cao trong những năm 1950, nhà máy ô tô Ford Dagenham đã có tới 40,000 công nhân làm việc; một con số khổng lồ so với số lượng 2000 nhân viên ngày nay. Điều gì đã thay đổi? Nói một cách đơn giản, những tiến bộ trong công nghệ đã tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn, trong khoảng thời gian ngắn hơn, yêu cầu ít nhân lực hơn.
Điều này cũng tương tự như giáo dục hiện đại. Việc thuê nhân viên đào tạo bên ngoài với chi phí đắt đỏ đã dần đi vào dĩ vãng khi mà ngày nay các công ty có đủ công nghệ và các công cụ học tập xã hội để tận dụng vốn tri thức nội bộ. Đó là lý do tại sao việc đào tạo trên lớp học hiện nay phát triển thành mô hình blended learning (giáo dục kết hợp cách học truyền thống và cách học hiện đại eLearning).
Xây dựng kỹ năng tăng cao
Sự phát triển công nghệ đã tạo ra một hiệu ứng domino đó là việc bồi dưỡng thêm nhiều kỹ năng trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, ở thời điểm đầu của thế kỷ, thao tác chỉnh sửa ảnh và video yêu cầu sự đào tạo tỉ mỉ. Ngày nay, chúng ta có nhiều công cụ tiện lợi giúp chỉnh sửa hình ảnh và video một cách dễ dàng.
Một chuyên gia L&D ngày nay có thể làm được rất nhiều từ viết bài, dựng video, chỉnh sửa video, chỉnh sửa ảnh, đăng bài trên mạng xã hội, soạn tài liệu mời thầu (RFP), gửi mail, tổ chức sự kiện PR và rất nhiều tác vụ khác! Điều gì giúp họ làm được nhiều đến thế? Tất cả là nhờ công nghệ!
Một lần nữa, các cơ chế học tập xã hội đóng một vai trò lớn trong việc hiện thực hóa nhiều tác vụ cùng một lúc. Với các tính năng trong ứng dụng học tập như chat, chúng ta được kết nối liên tục, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể vượt qua các trở ngại chỉ với một cú click.
Các bài kiểm tra dần được thay thế bởi mô hình giáo dục dựa trên bằng chứng
Các bài kiểm tra có thể thực hiện đồng loạt, xác định nhân viên còn ghi nhớ được bao nhiêu sau đào tạo. Tuy nhiên, đồng thời thì bài kiểm tra không đánh giá nhân viên một cách công bằng.
Khả năng ghi nhớ kiến thức (hay còn gọi là trí nhớ) có thể suy giảm dễ dàng vì một số lý do đơn giản như thiếu ngủ. Một nghiên cứu được trích dẫn trên tờ Independent cho biết khi thiếu ngủ, các hoạt động cảm xúc trong não bộ sẽ tăng cao hơn 60%. Đó là lý do tại sao khi thiếu ngủ, người ta dễ dàng cau có, giải phóng càng nhiều hoóc-môn căng thẳng. Thật may mắn là rất nhiều công ty bắt đầu nhận thức được sự thật này.
Hiện nay có một làn sóng mới có tên blue-sky thinking, được biết đến là tư duy vượt trội, đổi mới, không bị giới hạn. Tư duy này cho biết hệ thống quản lý hiện nay có thể lựa chọn những chỉ số phù hợp hơn. Những chỉ số này bao gồm:
- Trau dồi kĩ năng
Trong quá trình làm việc, bạn đã học được những kỹ năng gì? (Hãy nhớ ghi chép chỉ số này trước khi theo dõi).
- Ứng dụng tại nơi làm việc
Hãy tìm kiếm những bằng chứng cho thấy người học đang áp dụng những kĩ năng hay kiến thức họ học được tại nơi làm việc.
- Thay đổi hành vi cá nhân
Các hành vi tại nơi làm việc có được thay đổi để phản ánh văn hoá làm việc hay chưa?
- Thay đổi hành vi đội nhóm
Các hoạt động nhóm có được thực hiện thường xuyên? Các hoạt động này có tạo ra nhiều kết quả đem lại năng suất hay không?
- Đạt mục tiêu hoặc chỉ tiêu
Cách tốt nhất để theo dõi xem đã đạt được mục tiêu hay chỉ tiêu hay chưa đó là ghi lại thành tích của từng cá nhân/nhóm mỗi 3 tháng hoặc tương tự.
Kết luận
Tới ngày chúng ta chạm ngưỡng 2030, không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ có ô tô bay hay lá gan in 3D. Tuy nhiên, chúng ta có thể khá chắc về những dự đoán của L&D. Ngành đào tạo sẽ phải thích ứng với nền kinh tế gig. Công nghệ AR sẽ chiếm trọn các trải nghiệm đào tạo và công nghệ sẽ tiết kiệm chi phí thay cho những phương pháp đào tạo truyền thống.
Hiểu được những xu hướng mới này, công việc của chúng ta là phải xem xét, nghiên cứu và bắt tay vào hành động. Bởi nếu chỉ hiểu mà không thực hiện thì không thể gọi là “thức thời”.