Cho đến tận ngày nay, người dân đàng Ngoài vẫn còn rỉ tai nhau những câu chuyện về Trạng Quỳnh thời vua Lê – chúa Trịnh. Trong số đó, câu chuyện Trạng Quỳnh trộm mèo quý của vua được lưu truyền rộng rãi hơn cả. Nhưng ít ai biết được diễn biến phía sau.
Tình tiết câu chuyện được mọi người lưu truyền rộng rãi là: Quỳnh dạy mèo bằng cách để hai cái đĩa, một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ mèo ăn cơm cá thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau.
Đây cũng là câu chuyện mà vua nghe được. Sau khi nghe xong, vua tức lắm, tức tốc sang nhà Trạng Quỳnh trách móc:
“Trạng Quỳnh to gan, mèo quý của Trẫm mà khanh cũng dám đánh”
Trạng nghe vậy bèn đáp: “Tâu bệ hạ, phương pháp thưởng/phạt này tuy được nhiều người áp dụng, nhưng thực chất nó sẽ khiến người học bất bình và khó chịu, thần làm sao dám lấy ra để dạy mèo quý ạ!”
Vua nghe vậy, tò mò hỏi Quỳnh: “Vậy làm cách nào mà khanh có thể rèn cho mèo ăn cơm rau và bỏ cơm cá vậy?”
Trạng cười mà rằng: “Tâu bệ hạ, thần đã dùng một hình thức giáo dục rất thú vị, đó là học tập xã hội.”
“Khanh có thể nói rõ hơn không?”. Vua hỏi Quỳnh.
Trạng Quỳnh bèn tâu rằng:
“Tâu bệ hạ, con người theo bản năng là những sinh vật xã hội. Bệ hạ chỉ cần nhìn vào quá trình phát triển của chúng ta để nhận ra điều đó. Trong hàng nghìn năm, chúng ta đã sử dụng học tập xã hội để sáng tạo, để xây dựng và quan trọng nhất là để giảng dạy. Nếu không có nó, chúng ta vẫn đang ở trong thời kỳ đồ đá, vò đầu bứt tai và tự hỏi khi nào thì tương lai sẽ đến.”
Lý thuyết học tập xã hội
Ngày nay, học tập xã hội là một hình thức giáo dục đáng chú ý, vì các tập đoàn đã dần nhận ra lợi ích của việc tận dụng mong muốn sâu thẳm của con người, đó là sự tương tác. Học tập xã hội củng cố các cộng đồng học tập, tạo ra một nền kinh tế tri thức phát triển mạnh và cuối cùng là tiết kiệm chi phí thuê ngoài.
Hãy cùng tìm hiểu về sự tuyệt vời của học tập xã hội. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng câu hỏi: “Từ bao giờ con người bắt đầu khai thác công dụng của nó cho mục đích kinh doanh?”
Lịch sử hình thành lý thuyết học tập xã hội
Trở lại đầu thế kỷ 20, một thanh niên người Nga tên là Lev Vygotsky đang xây dựng Lý thuyết Học tập Nhận thức Xã hội của mình. Theo lẽ thường, lý thuyết càng sâu xa thì càng khó để nắm bắt, nhưng một phần quan trọng trong lý thuyết đó là chúng ta có xu hướng học tốt hơn khi giao tiếp với các đồng nghiệp của mình.
Thử nghiệm búp bê BoBo
Sức mạnh của học tập xã hội là vô cùng lớn. Bạn có thể đã nghe về các thí nghiệm ‘búp bê Bobo’ nổi tiếng của những năm 1960. Trong thí nghiệm này, Albert Bandura – nhà tâm lý học xã hội người Canada gốc Mỹ – cùng những người cộng sự của mình đã nghiên cứu tác động của việc học và bắt chước xã hội bằng cách theo dõi hành vi của trẻ em khi tương tác với Bobo – một con búp bê bơm hơi có kích thước bằng một đứa trẻ. Một nhóm trẻ em chứng kiến một người lớn đấm và đá vào con búp bê (Nhóm tiếp xúc hình mẫu bạo lực) và nhóm khác thấy người đó phớt lờ con búp bê (Nhóm tiếp xúc hình mẫu không bạo lực), trong khi đó một nhóm khác (Nhóm kiểm soát) không được tiếp xúc với hình mẫu nào. Theo thống kê, khi có cơ hội tự mình chơi với búp bê, trẻ em thuộc “nhóm bạo lực’ có nhiều khả năng cũng có hành vi hung hăng đối với búp bê hơn. Điều này cho thấy bọn trẻ đã học được từ những gì chúng thấy – học tập xã hội có sức mạnh đến mức chúng không cần phải làm bất cứ điều gì để học hành vi.
Vậy điều này áp dụng cho việc học trực tuyến như thế nào? Thứ nhất, nó cho thấy rằng chúng ta học hỏi từ những người khác ngay cả khi không thực sự tự mình trải nghiệm. Theo mô hình học tập 70/20/10 – mô hình mô tả một sự cân bằng lý tưởng giữa các cách học và phát triển khác nhau tại nơi làm việc. Trong đó 70% là “Trải nghiệm”; 20% “Tiếp xúc” qua học tập xã hội và chỉ 10% “Đào tạo chính quy”. Chính từ 20% trải nghiệm học đến từ việc quan sát và tương tác với những người khác, chúng ta tiếp nhận thông tin mới và học các hành vi mới mà không cần thực hành chúng. Mặc dù việc thực hành thực sự là cách củng cố kiến thức tốt nhất; nhưng học tập xã hội là một điểm khởi đầu tuyệt vời!
Lợi ích của học tập xã hội
Có một lý do tại sao gần một tỷ rưỡi người trong chúng ta truy cập mạng xã hội Facebook hàng ngày. Về bản chất, chúng ta vẫn là những động vật xã hội khao khát tương tác với đồng loại. Khi nhận được sự tương tác đó, chúng ta không chỉ tương tác nhiều hơn với những việc mình đang làm mà còn bắt đầu xây dựng thói quen và có nhiều khả năng lặp lại hành động của mình hơn trong tương lai.
Nghe thật tuyệt! Nhưng điều này giúp ích gì cho Đào tạo và Phát triển?
Một trong những vấn đề lớn nhất mà bạn có thể gặp phải khi vận hành hệ thống quản lý học tập là thuyết phục người học của bạn tiếp tục quay lại học!
Nhưng chỉ ngay sau khi bạn đưa vào hệ thống đào tạo của mình vài tính năng xã hội, người học sẽ ngay lập tức cảm thấy hứng thú với việc học.
Một ví dụ hoàn hảo cho việc ứng dụng này là đưa yếu tố trò chơi vào bài giảng trực tuyến.
Game.co – Một hãng phân phối game có trụ sở ở Anh đã biến khóa đào tạo của họ thành một mạng xã hội thực sự và điều này đã mang lại lợi ích rõ rệt. Bởi từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2015, 3.600 người học của họ đã đăng nhập vào khóa học hơn 40.500 lần. Đó là gần 12 lần đăng nhập cho mỗi người dùng! (Theo thống kê từ đối tác của Game.co là Growth Engineering – Một trong những bên cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Anh)
Và trong trường hợp bạn lo lắng rằng hoạt động xã hội sẽ không tốt nếu không có ai học bất cứ điều gì, trong cùng bốn tháng, những người học đó đã hoàn thành hơn 61.000 nội dung học – Tức là trung bình mỗi người hoàn thành 17 nội dung học.
Có thể thấy, một trò chơi giáo dục có diễn đàn nơi người học có thể trao đổi, khoe các danh hiệu, điểm thưởng mà mình đạt được qua quá trình học là một phương án học tập xã hội tuyệt vời.
Làm cách nào để khuyến khích học tập xã hội?
Một vài tính năng khác bạn có thể tận dụng khi xây dựng khóa học trực tuyến để giúp người học học tập xã hội hiệu quả là:
Diễn đàn – nơi mọi người có thể đăng tải những thắc mắc, trao đổi về những kiến thức khó và thể hiện cảm xúc cũng như bình luận.
Nhóm trao đổi – Sẽ rất tuyệt nếu người học có thể tạo và tham gia vào các nhóm chat nhỏ nơi mọi người trao đổi về những chủ đề riêng biệt. Điều này giữ cho các cuộc thảo luận có liên quan và cùng hướng về vấn đề chung.
Nhận xét trong quá trình học – Người học có thể đánh giá từng phần nội dung và để lại nhận xét bên dưới. Đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu một cuộc thảo luận về nó!
Tiếp cận với các chuyên gia – Người học có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia về vấn đề bất kỳ lúc nào để kiểm tra sự hiểu biết của họ. Các cuộc thảo luận được lưu dưới dạng Câu hỏi thường gặp vì lợi ích của mọi người.
Trở lại câu chuyện của Trạng Quỳnh, khi nghe Quỳnh giải thích, nhà vua thốt lên rằng:
“Ý khanh là…”
“Đúng vậy”. Quỳnh cười nói: “Thần đã để một con mèo khác chỉ ăn cơm với rau, mèo của vua nhìn theo sẽ nghĩ bát cơm đó ngon hơn và bắt đầu ăn theo”.
Đó chỉ là một ví dụ khác chứng minh công dụng của học tập xã hội. Thực tế đã chứng minh học tập xã hội là trái tim đang đập của hầu hết các công ty ngày nay. Nó sinh ra để xây dựng và củng cố kiến thức cho nhân viên của bạn. Quan trọng nhất, nó tạo ra một cộng đồng học tập hỗ trợ, nơi kiến thức được trao đổi để lấy kiến thức và mọi người cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.