Đào tạo nội bộ được đánh giá là hoạt động “nòng cốt” mà nhiều công ty, tập đoàn lớn đầu tư tài chính để giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn ngó lơ và không chú trọng vào hoạt động này khi nhân lực phân tán, không đủ nhân sự đào tạo, phương pháp đào tạo vẫn truyền thống,…
Google, Facebook, Twitter đã thử nghiệm và đưa ra nhiều sáng kiến mới lạ trong công tác đào tạo nội bộ. Mỗi công ty có chiến lược triển khai đào tạo nội bộ khác nhau: Google áp dụng chương trình học từ nhân viên tới nhân viên, Facebook đầu tư thiết kế các chương trình học tập mang đến trải nghiệm cá nhân hóa người học, Twitter thiết lập kỹ năng cốt lỗi để phát triển toàn diện cho nhân viên.
Có lẽ bạn chưa biết, nhờ phương pháp đào tạo nội bộ khác biệt và chú trọng, 3 “ông trùm công nghệ” đã đem lại hiệu suất cao hơn 40% so với các doanh nghiệp khác. Phương pháp đó có gì đặc biệt? Cùng Amber khám phá tại bài viết dưới đây nhé!
1. Google – Bài học đào tạo hơn 62.000 nhân viên “tự do trong khuôn khổ”
Google là một trong những nhà tuyển dụng tốt nhất và nằm trong “100 Doanh nghiệp tốt nhất để làm việc”. Google cung cấp cơ hội phát triển toàn diện cả về năng lực chuyên môn lẫn kỹ năng sống cho nhân viên. Đồng thời, mang lại cơ hội phát triển cho nhân viên với các khóa on-the-job training và khuyến khích họ giúp đỡ các nhân viên khác bằng cách tham gia vào hệ thống kết nối của chương trình. Có thể kể tới một số khóa học hiệu quả như: Khóa DIY, Search Inside Yourself (SIY), kỹ năng đàm phán, dẫn luận Lập trình (I2P), lớp học Hữu hình hóa dữ liệu,…
Văn hóa công ty độc đáo giúp nhân viên tại Google luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái và mong muốn được cống hiến xây dựng cho công ty nhiều hơn.
Google sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng mọi kỹ năng hỗ trợ cho công việc của hơn 62.000 “Googler”. Đồng thời:
- Để nhân viên “tự do trong khuôn khổ”: Nhân viên được tự do trong một chừng mực nhất định, có thể làm bất kì điều gì bản thân mong muốn nhưng phải trong khuôn khổ và hoàn thành được bài kiểm tra đào tạo đạt chỉ tiêu đưa ra. Không để nhân viên có cảm giác bị ép buộc học hỏi, bức bách hay bó hẹp trong quá trình tiếp nhận kiến thức, thông tin, tạo sự chủ động tối đa trong việc học của nhân viên.
- Đặt giá trị tinh thần làm việc mục tiêu kinh doanh: Cách thức đào tạo như vậy giúp các nhân viên tìm ra được ý nghĩa trong công việc của mình, thu hút cá nhân tài năng khao khát một công việc đầy tham vọng và cảm hứng.
- Google sẵn sàng chia sẻ, đào tạo mọi thứ: Nhân viên được cấp quyền và đào tạo chia nhỏ về sản phẩm, kế hoạch, công ty, chuyên môn,…Xây dựng văn hóa chia sẻ trong Doanh nghiệp.
- Lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ nhân viên: Toàn bộ nhân viên đều được đóng góp suy nghĩ hay nguyện vọng của mình để xây dựng vào lộ trình phát triển văn hóa, tăng trưởng doanh số cho Công ty.
2. Facebook – Tạo sự trải nghiệm cá nhân hóa trong việc tự học
Facebook để nhân viên được tiếp thu và đào tạo về Doanh nghiệp một cách tự nhiên và cởi mở nhất. Facebook ưu tiên sự minh bạch và tính thoải mái trong cách làm việc để trao quyền và truyền cảm hứng cho chính nhân viên của mình.
Điển hình như các chương trình đào tạo: Bootcamp kéo dài 6 tuần (Chương trình đào tạo giúp các kỹ sư xác định được họ mong muốn đóng góp gì cho công ty, góp phần mang lại một mạng lưới nội bộ thống nhất cho toàn bộ nhân viên cũ và nhân viên mới); Chương trình huấn luyện gia nhập (Nhân viên được đào tạo 1-1 với người huấn luyện giúp họ làm quen và hòa nhập nhanh chóng với các nhà điều hành); Khóa học FLiP (khóa học đào tạo lãnh đạo dành cho các nhà quản lý cung cấp bài học thực tiễn tuyệt vời về kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống và các làm việc trong đội nhóm),..
Với mục tiêu thúc đẩy sự tôn trọng và phát triển văn hóa học tập không ngừng nghỉ, Nhân viên tại Facebook được thiết kế chương trình học tập, đào tạo riêng để cá nhân hóa người học và tăng sự trải nghiệm.
Điều đáng học hỏi là tại các buổi đào tạo, Facebook ưu tiên văn hóa học tập cá nhân hóa với nhiều hình thức đào tạo để người học biết và hiểu rõ được tầm quan trọng của các buổi đào tạo với sự thoải mái, khuyến khích nhân viên đưa ra những lựa chọn tốt hơn, xây dựng tổ chức tốt đẹp hơn.
3. Twitter – Thiết lập kỹ năng cốt lõi để phát triển
Twitter đứng đầu danh sách “25 Công Ty Hàng Đầu về Văn Hóa và Giá Trị” của trang web Glassdoor (năm 2015). Điều đáng học hỏi chính là Twitter đã xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, tạo động lực cho nhân viên thoải mái sáng tạo để cùng phát triển công ty nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Twitter đầu tư và chú trọng vào việc xây dựng và đào tạo nhân viên trong công ty, đặc biệt với nhân viên mới, Twitter cung cấp các buổi đào tạo hỗ trợ và bồi đắp kỹ năng cho từng nhân viên như: đánh giá mã, viết mã Scala, đào tạo phỏng vấn, quản lý kỹ thuật,… Sau các buổi đào tạo hoặc theo tháng, Twittter thực hiện khảo sát, đánh giá hiệu quả nhân viên. Mỗi nhân viên chỉ mất vài phút để hoàn thành tổng cộng 15 câu hỏi phản ánh hiệu quả sự gắn kết với công ty và tạo cơ hội để nhân viên đóng góp ý tưởng và giúp cải thiện toàn bộ công ty.
Bên cạnh, 3 công ty lớn: Google, Facebook, Twitter; Bà Kristen Swanson là giám đốc bộ phận đào tạo ở Slack cũng áp dụng “game hóa” vào các chương trình đào tạo để tăng tính tương tác giúp nhân viên cảm thấy việc tiếp nhận thông tin đào tạo nhẹ nhàng và thu hút hơn để đem lại hiệu quả cao nhất.
Đào tạo nội bộ được đánh giá là hoạt động “nòng cốt” mà nhiều công ty, tập đoàn lớn đầu tư tài chính để giữ chân nhân tài. Việc chú trọng vào đào tạo cho nhân viên bằng nhiều phương pháp khác nhau mang lại hiệu quả tích cực cho toàn công ty và góp phần vào sự phát triển văn hóa, kinh doanh của toàn công ty.
Tại Amber Online Education, chúng tôi cung cấp dịch vụ số hoá nội dung đào tạo và những khoá học quản lý Management 4.0 dành cho các doanh nghiệp giúp các nhà quản lý không còn nỗi lo về xây dựng đào tạo. Với những kiến thức chắt lọc kỹ càng, chúng tôi sẽ biến nó trở nên thú vị hơn với những phương pháp thể hiện vô cùng mới lạ: Tương tác, Games, tình huống thực tế,.. Trải nghiệm ngay dịch vụ của chúng tôi để có cái nhìn mới chi tiết về quy trình đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp thời đại 4.0 nhé!