Xây dựng chính sách đào tạo nội bộ là yếu tố quan trọng của Ngân hàng, không có một hoạt động nào mang lại hiệu quả nếu thiếu đi sự tâm huyết, cố gắng và niềm tin của đội ngũ nhân sự trong tổ chức.
Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam hầu hết đều có sự chuẩn bị để bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và định hướng rõ rệt chuyển sang mô hình đào tạo nội bộ cho nhân viên theo phương thức mới để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng nguồn nhân sự. Tuy nhiên, hành động cụ thể để xây dựng chính sách vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
1. Đào tạo nội bộ là chìa khóa để Ngân hàng có được đội ngũ chất lượng, hiệu quả
Bên cạnh, chính sách lương, thưởng; tính chất công việc; môi trường làm việc; ghi nhận thành tích; hoạt động tinh thần thì công tác đào tạo nội bộ tại Ngân thương mại có ý nghĩa rất lớn. Thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẽ là tiền đề làm tăng kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giúp họ nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn mới, đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên ở cả hiện tại và tương lai, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu đã xác định của tổ chức/doanh nghiệp.
Công tác xây dựng chính sách đào tạo nội bộ không thể thiếu trong bất kỳ ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam, là chìa khóa để ngân hàng có được đội ngũ nhân lực có chất lượng, từ đó đảm bảo phát huy vai trò yếu tố nhân lực – một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp.
Thực tế, đã chứng minh ngân hàng nào không chú trọng công tác đào tạo cho nhân sự, không đổi mới cách thức thì sớm muộn gì cũng xuống dốc. Trong khi đó: Đội ngũ nhân sự chính là động lực của quá trình đổi mới và sáng tạo của bất cứ ngân hàng nào, là bước đi trên con đường phát triển và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Để đào tạo đạt kết quả cao, ngân hàng cần phải: Xác định khả năng trình độ hiện có của đội ngũ nhân sự, thực hiện phân tích công việc để biết được yêu cầu công việc, xác định được chiến lược phát triển của ngân hàng, mục tiêu, xây dựng chiến lược và chính sách đào tạo nội bộ.
2. Chính sách đào tạo nội bộ hiệu quả tại Ngân hàng trong thời đại 4.0
Trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn nhân lực quyết định đến sự ổn định và phát triển của ngân hàng và an toàn của hệ thống. Tổ chức cần tạo động lực, nâng cao kỹ năng làm việc cho nhân viên để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Vậy Ngân hàng cần xây dựng chính sách đào tạo nội bộ như thế nào để đạt hiệu quả?
2.1 Tổ chức các lớp đào tạo tại từng chi nhánh
Đây là cách thức đào tạo phổ biến nhất tại các Ngân hàng hiện nay, tại mỗi chi nhánh sẽ có các cán bộ quản lý đào tạo trực thuộc hoặc luân chuyển từ chi nhánh khác sang để thực hiện kèm cặp, hướng dẫn về văn hóa chung, quy định, quy trình, nghiệp vụ, kỹ năng,… Nhân viên tại các Chi nhánh sẽ ảnh hưởng và tiếp thu kiến thức từ các cán bộ, quản lý khác nhau.
Bên cạnh việc tự đào tạo, ngân hàng có thể cử nhân viên đi học tại các lớp nghiệp vụ trong và ngoài nước nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo kỹ năng, học hỏi văn hóa. Hoặc thuê các chuyên gia giảng dạy về các chi nhánh để đào tạo. Chính sách đào tạo như vậy sẽ đơn giản, học viên được kèm cặp hiểu nhanh,… Nhưng lại bất cập về chi phí và chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhân tố khách quan như: thời tiết, địa điểm, năng lực đào tạo của giảng viên,… và đặc thù công việc trong ngành tài chính, nhân viên ngân hàng thường phải ra ngoài gặp khách hàng để giao dịch cũng như có kế hoạch công tác bận rộn tối đa. Phần lớn nhân viên đều không thể tham gia đào tạo tập trung, đặc biệt là các khóa tập trung dài ngày.
2.2 Đào tạo bằng phương pháp nghiên cứu tình huống
Người đào tạo có thể tự xây dựng các tình huống thực tế, các kỹ năng nhân viên cần có khi làm việc tại Ngân hàng, tiếp xúc với khách hàng đối tác. Mỗi nhân viên sẽ tự phân tích tình huống, trình bày suy nghĩ và cách thức giải quyết các vấn đề với các nhân viên khác trong nhóm hoặc trong lớp. Thông qua thảo luận, nhân viên tìm hiểu được nhiều cách tiếp cận, quan điểm và cách giải quyết các vấn đề phức tạp trong công ty.
2.3 Phương pháp đào tạo thông qua trò chơi
Ngân hàng tại Việt Nam hầu như đều đã có sự chuẩn bị để bắt kịp cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Không hề thua kém các ngân hàng trên thế giới, ngân hàng Việt đang định hướng rõ rệt sẽ chuyển đổi sang mô hình công nghệ hiện đại, vận hành và đào tạo trên nền tảng số.
Mục đích cuối cùng của hành động này nhằm tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động. Phương pháp đào tạo thông qua trò chơi thường áp dụng các chương trình lập sẵn trên máy vi tính để đào tạo và nâng cao năng lực của các nhân viên. Nhân viên sẽ được trải nghiệm và nâng cao kỹ năng qua các trò chơi thực tế hoặc online.
2.4 Đào tạo nhân viên Ngân hàng bằng khóa học trực tuyến
Giải quyết toàn bộ bất cập của phương pháp đào tạo offline: Thời gian, địa điểm, chi phí, hiệu quả,… Đào tạo bằng phương pháp trực tuyến đang là xu hướng được ưu tiên hàng đầu trong thời đại 4.0.
94% CEO, Quản lý và nhân viên tham gia chương trình đào tạo chia sẻ rằng khóa học như kỹ năng quản lý, kỹ năng đàm phán,… không chỉ giúp họ vận hành công việc năng suất hơn mà còn quản lý các mối quan hệ cộng đồng tốt hơn. Đào tạo trực tuyến (E-learning) được hiểu như một môi trường học tập bao gồm các công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Tại đây, nhân viên ngân hàng không cần gặp trực tiếp giảng viên mà vẫn có thể tương tác ngay trên hệ thống đào tạo trực tuyến.
Chỉ cần chiếc smartphone, Ipad hay máy tính được trang bị mạng, nhân viên có thể học mọi lúc mọi nơi với trải nghiệm mới lạ, thu hút. E-learning giúp người học đạt hiệu quả tối đa nhưng lại giảm chi phí cho Doanh nghiệp.
Amber Online Education là 1 Công ty Edtech, được thành lập bởi Qũy đầu tư tài chính AFM. Amber – mang đến cho Ngân hàng 2 giải pháp: Chương trình đào tạo trực tuyến và dịch vụ số hóa nội dung bài giảng theo quy chuẩn, đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trên toàn hệ thống.
Amber áp dụng phương pháp mới lạ, thú vị như Học qua trò chơi, hoc qua hoạt động, vận hành và bảng xếp hạng để biến việc đào tạo trên toàn bộ hệ thống của Ngân hàng hiệu quả nhất, nhân viên vui vẻ tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức như quy trình, quy định, văn hóa, kỹ năng,… Việc đánh giá nhân viên sẽ không còn dựa trên cảm tính, ngân hàng dễ dàng quản lý, thúc đẩy học viên và theo dõi, trích xuất báo cáo tức thì.
Trải nghiệm ngay giải pháp chỉ có tại Amber bằng cách liên hệ với chúng tôi theo thông tin: