Chuyên mục
Khác

Khó khăn trong công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng

Làm sao để đào tạo nội bộ toàn diện tại các chi nhánh của Ngân hàng? Đa phần Ngân hàng tại Việt Nam đều khó khăn trong công tác đào tạo gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu của Doanh nghiệp.
Kế hoạch đào tạo vạch ra nhưng hiệu quả đạt được tại các chi nhánh lại không đồng đều hoặc chưa thực hiện được do tính chất công việc trong ngành tài chính, nhân viên Ngân hàng eo hẹp thời gian ngồi tại Công ty để đào tạo, không có cán bộ phụ trách đào tạo hoặc có thì năng lực không đồng đều, khó xác định được nhu cầu đào tạo của nhân viên,… dẫn đến việc nhân viên thiếu kỹ năng, chưa thực sự hiểu văn hóa, quy định của Công ty. 
Vậy, lỗ hổng thực sự trong công tác đào tạo tại Ngân hàng và giải pháp khắc phục như nào?

1. “Lỗ hổng” trong công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng?

Phần lớn công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam được xây dựng  theo quy trình hóa đầy đủ và chi tiết để cán bộ đào tạo và nhân sự áp dụng trong toàn hệ thống. Công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung, cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng cũng như chuẩn bị đội ngũ nguồn nhân lực có đủ các tố chất cần thiết đi vào hội nhập.
Tại Ngân hàng thương mại Việt Nam đã chuẩn hóa quy trình đào tạo nội bộ từ công tác triển khai đào tạo, phát triển bài giảng, tổ chức hậu cần và hoạt động tài vụ. Sau đó, cử cán bộ đào tạo tới hỗ trợ hướng dẫn nhân viên tại các chi nhánh theo quy trình đã đưa ra với hình thức: giảng dạy qua powerpoint hoặc tương tác nhóm. Nhưng “lỗ hổng” lớn xảy ra:
– Đào tạo nội bộ tại từng chi nhánh phụ thuộc vào phong cách và năng lực của mỗi giảng viên:
Khó khăn trong công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng
Phong cách và năng lực của mỗi giảng viên tại từng chi nhánh ngân hàng là không giống nhau, vì vậy dù cùng một bộ tài liệu giảng dạy Ngân hàng đã lên kế hoạch đào tạo chung trên toàn hệ thống thì mỗi học viên sẽ bị ảnh hưởng bởi phong cách giảng viên khác nhau. Điều này, ảnh hưởng tới việc tiếp nhận thông tin đào tạo và hiệu quả không đồng bộ tại các chi nhánh Ngân hàng.
Giảng viên kiêm chức hay cán bộ quản lý đào tạo có thể rất giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng phương pháp truyền đạt chưa tốt ảnh hưởng đến việc nhân sự học hỏi và thực hành thực tế.
– Khó tổ chức và quản lý các lớp học đào tạo Offline tại nhiều nhánh:
Khó khăn trong công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng
Một Ngân hàng thường có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại các vị trí địa lý khác nhau. Do vậy việc tổ chức và quản lý công tác đào tạo nội bộ cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là các khóa học kỹ năng.
Từng chi nhánh trên hệ thống phải chỉ ra: ai, khi nào, cần đào tạo cái gì? Nhu cầu đào tạo nhân sự doanh nghiệp phải gắn liền với thực tiễn kinh doanh. Nhân sự sau đào tạo phải đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn cũng như tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính sách đào tạo tại các chi nhánh trên toàn hệ thống ngân hàng vẫn thiếu tính hệ thống, tính gắn kết thành một chuỗi các hoạt động có kế hoạch nhằm đào tạo và phát triển một cá nhân theo một lộ trình cụ thể. Các loại hình đào tạo chưa được gắn kết trong một kế hoạch tổng thể và có sự đánh giá, tác động lẫn nhau nhằm hỗ trợ cho cán bộ trong quá trình phát triển nghề nghiệp.
– Khó bố trí được thời gian tổ chức đào tạo hợp lý:
Do đặc thù công việc trong ngành tài chính, nhân viên ngân hàng thường phải ra ngoài gặp khách hàng để giao dịch cũng như có kế hoạch công tác bận rộn tối đa. Phần lớn nhân viên đều không thể tham gia đào tạo tập trung, đặc biệt là các khóa tập trung dài ngày.
Hơn hết, tùy vào nghiệp vụ từng phòng ban (khối khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, bộ phận hỗ trợ tín dụng, bộ phận xử lý nợ, khối pháp chế, khối quản trị rủi ro,…) lại cần có chương trình đào tạo riêng với tần suất khác nhau để nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công việc. Tại một vài ngân hàng thương mại, các chương trình đào tạo, phát triển cán bộ còn rời rạc, chưa có sự liên kết và tương hỗ, khiến cho hoạt động đào tạo chưa có tính mục tiêu và đáp ứng tốt nhu cầu nhân sự trong dài hạn.
– Kinh phí đào tạo nội bộ trên toàn hệ thống eo hẹp:
Với ngân sách nhất định, nhưng thực tế nhân viên tại các chi nhánh khác nhau trong hệ thống lại cần đào tạo nhiều hơn. Do vậy, sẽ không chi đủ để đào tạo dài hạn và ngắn hạn theo mục tiêu phát triển hàng năm của Ngân hàng.

2. Giải pháp nào cho phát triển và đào tạo nội bộ chất lượng cao tại Ngân hàng?

Sự thay đổi và phát triển của hoạt động quản trị nguồn nhân lực và đào tạo của các ngân hàng theo xu thế chuyển dịch phương thức đào tạo và quản trị nhân tài, tuy nhiên mức độ ưu tiên cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa cao so với các mục tiêu kinh doanh, áp lực công việc ngày càng cao đòi hỏi công tác đào tạo phải có sự thay đổi, cải tiến để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của cả tổ chức và cá nhân tại từng chi nhánh của ngân hàng.
Khó khăn trong công tác đào tạo nội bộ tại Ngân hàng
Là người đào tạo tại Ngân hàng, bạn nên làm gì?
  • Cần xây dựng lộ trình đào tạo rõ ràng và cam kết thực hiện theo lộ trình đó, đặc  biệt là các chương trình đào tạo cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch, tiền bổ nhiệm
  • Nâng cao chất lượng cán bộ đào tạo. Tại các chi nhánh cần chủ động truyền thông công tác đào tạo, tổ chức các lớp tại đơn vị và sau khi học cán bộ cần thực hành áp dụng kiến thức học được vào công việc để nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Lựa chọn phương pháp đào tạo trực tuyến và số hóa nội dung bài giảng theo quy chuẩn, đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất giữa các chi nhánh trên toàn hệ thống
Để giải quyết được các “lỗ hổng” trong công tác đào tạo, ngân hàng nên lựa chọn hình thức đào tạo online để giải quyết toàn bộ bài toán về khoảng cách, chi phí, sự đồng bộ,… Học viên tại từng chi nhánh có thể học ở mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải ngồi tại văn phòng để được đào tạo.
Hệ thống LMS quản lý, theo dõi và nhắc nhở học viên (đóng vai trò người quản lý lớp học), mọi thứ đều thực hiện online giúp giảng viên dễ dàng theo dõi và đánh giá chất lượng đào tạo. Hơn nữa, hệ thống LMS cũng phân tích đánh giá hiệu quả học tập và giảng viên có thể xuất báo cáo bất cứ lúc nào cần.
Tại Việt Nam, Amber Online Education (thuộc tập đoàn Amber – Quỹ đầu tư tài chính AFM) là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến và số hóa đào tạo. Sau nhiều nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về hành vi và mức độ tiếp thu của người học Việt, Amber Online Education đã xây dựng thành công Series đào tạo trực tuyến – MANAGEMENT 4.0: PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC 4.0.
Không chỉ giúp người học được chủ động hơn khi tiếp cận nội dung bài giảng, Series khóa học của Amber còn hấp dẫn với hiệu ứng đồ họa và âm thanh sống động, cùng nhiều nhận định và ý kiến từ chuyên gia uy tín trong ngành.
Trải nghiệm miễn phí chương trình đào tạo kiểu mới của Amber Online Education TẠI ĐÂY
Liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Website: https://amberacademy.vn/
E-mail: info@amberacademy.vn