Theo Gabe Zichermann: “Trò chơi là lực lượng duy nhất được biết đến trong vũ trụ mà có thể khiến con người hành động chống lại lợi ích cá nhân của họ, theo một cách có thể nắm bắt, mà không cần dùng bất kỳ vũ lực”.
Với mục đích biến việc học trở lên vui vẻ, tự nguyện và đem về hiệu quả tương tác cao nhất, phương pháp Gamification đang dần trở thành xu thế đáng chú ý trong công tác truyền thông nội bộ của doanh nghiệp.
1. Tổng quan về phương pháp Gamification
Phương pháp Gamification là một cách tiếp cận trong đó các yếu tố và nguyên tắc trò chơi được sử dụng tạo ra trải nghiệm học tập hiệu quả và hấp dẫn hơn. Gamification ứng dụng các thành phần của Game như kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác…vào một hoạt động đào tạo bất kỳ với mục đích tạo động lực & hứng thú cho người học, thay đổi nhận thức và khuyến khích nhân viên chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự trong tương lai. Một số hình thức Gamification phổ biến như: Hệ thống huy hiệu, bảng xếp hạng, …
Gamification đặt cảm hứng của nhân viên lên trên tất cả các yếu tố khác. Về bản chất, phương pháp gamification chính là lối thiết kế sản phẩm truyền thông nội bộ tập trung vào con người (Human-focused design) thay vì tập trung vào các tính năng (Function-focused design) nhằm tận dụng tối ưu sự phấn khích của nhân viên khi được tham gia đào tạo về văn hóa của doanh nghiệp.
Áp dụng phương pháp Gamification cho quá trình đào tạo của doanh nghiệp là một phương pháp tuyệt vời để thúc đẩy động lực cũng như tỷ lệ tương tác của người học:
Người học yêu thích Gamification vì phương pháp này tạo ra yếu tố giải trí trong việc học tập kiến thức đào tạo nghiêm túc
Tổ chức, doanh nghiệp nhận thấy giá trị trong việc sử dụng phương pháp Gamification cho việc học chắc, ứng dụng trong công việc, thực hành và thúc đẩy thay đổi hành vi cần thiết
Tạo ra văn hóa cạnh tranh lành mạnh giữa nhân viên, khuyến khích và xây dựng nhân viên trở thành những đại sứ thương hiệu trên các kênh truyền thông mạng xã hội hiện nay
Gamification nâng cao hiệu suất công việc đến 22% và tăng mức độ gắn bó với doanh nghiệp đến 37%
Chắc hẳn, Doanh nghiệp đã hiểu rõ lợi ích của phương pháp Gamification mang lại. Nhưng việc ứng dụng phương pháp Gamification vào công tác truyền thông nội bộ cần thực hiện như thế nào để đem về hiệu quả tốt nhất?
2. Hướng dẫn cải thiện hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ qua phương pháp Gamification
Bước 1: Thiết lập mục tiêu ứng dụng Gamification
Để việc ứng dụng phương pháp Gamification vào hoạt động truyền thông nội bộ, Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu ứng dụng Gamification có thực sự phù hợp với định hướng hiện tại của doanh nghiệp hay không? Theo đó, các mục tiêu cần được chú trọng như:
Áp dụng phương pháp Gamification nhằm tạo động lực để nhân viên tham gia vào chiến lược truyền thông dài hạn của doanh nghiệp
Tận dụng sức mạnh truyền thông từ cộng đồng nhân viên và mạng lưới quan hệ của nhân viên để tạo ra những điểm chạm thương hiệu đáng tin cậy trên mạng xã hội tác động tới việc truyền thông văn hóa tốt đẹp của Doanh nghiệp tới công chúng
Khuyến khích nhân viên cải thiện năng lực chuyên môn và xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách đánh giá xếp hạng và trao thưởng
Với mục tiêu rõ ràng, phương pháp Gamification cho phép doanh nghiệp thiết lập định hướng về nội dung dài hạn, tạo ra các hoạt động khuyến khích hấp dẫn và nuôi dưỡng cộng đồng nhân viên bằng những phần thưởng xứng đáng với nỗ lực cống hiến cho Doanh nghiệp.
Bước 2: Áp dụng yếu tố game vào công tác truyền thông nội bộ trong Doanh nghiệp
Theo Gabe Zichermann: “Trò chơi là lực lượng duy nhất được biết đến trong vũ trụ mà có thể khiến con người hành động chống lại lợi ích cá nhân của họ, theo một cách có thể nắm bắt, mà không cần dùng bất kỳ vũ lực”.
Mục đích của phương pháp Gamification nhằm tăng mức độ tương tác, thay đổi hành vi cũng như kích thích sự hợp tác và đổi mới từ đó tăng hiệu quả đối tác. Hãy thử hỏi một nhân viên bất kỳ về 2 điều tạo động lực cho họ, chắc chắn câu trả lời bạn nhận được sẽ là sự công nhận và phần thưởng. Và không có gì ngạc nhiên khi chúng ta nói những yếu tố tạo động lực cho nhân viên cần trở thành mộ phần của chiến lược đào tạo nhằm mục đích có được những đối tượng và độ tương tác cao.
Chính vì vậy, việc kết hợp hoạt động truyền thông nội bộ với cơ chế khuyến khích, trò chơi sẽ tạo ra sự gắn bó lâu dài từ nhân viên, thúc đẩy họ chủ động tham gia với sự hứng khởi và tần suất đều đặn.
Doanh nghiệp có thể đánh giá tính điểm học tập của nhân viên. Ngoài ra, bảng thành tích sẽ được sử dụng nhằm thể hiện và cập nhật thứ hạng giữa các nhân viên, kích thích tính cạnh tranh giữa các nhân viên trong Doanh nghiệp. Nhân viên học tập và kiểm tra đúng càng nhiều, càng nhận được nhiều điểm và tăng thứ hạng trên bảng thành tích.
Phương pháp Gamification không chỉ là về điểm, danh hiệu hây việc duy trì bảng xếp hạng. Khi phương pháp này được áp dụng hiệu quả song song với các nguyên tắc tiếp thu lặp lại có khoa học, Gamification có thể đem lại sự thay đổi trong hành vi theo mong muốn hiệu quả, đem lại cách nhìn khác về quá trình đào tạo tại một doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng cơ cấu trao thưởng hấp dẫn cho nhân viên
Phần thưởng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc áp dụng phương pháp Gamification bất kỳ.Nhân viên của bạn luôn muốn được được công nhận và khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, việc trao thưởng dựa trên hiệu quả truyền thông mà họ tạo ra sẽ giúp cải thiện đáng kể mức độ hài lòng cho cộng đồng nhân viên, gắn kết họ tốt hơn với thương hiệu truyền thông nội của doanh nghiệp.
Việc khen thưởng nhân viên trong doanh nghiệp không cần thiết phải thật hoành tráng hoặc quá tốn kém. Trong nhiều trường hợp, phần thưởng nhỏ có khi lại có tác động lớn hơn vì chúng có thể được trao thường xuyên hơn và tần suất đóng vai trò rất quan trọng đối với các chương trình công nhận và khen thưởng nhân viên trong doanh nghiệp.
Phương pháp Gamification giúp cho việc truyền tải các quy định, quy trình, yêu cầu văn hóa,… đến nhân viên trên hình thức đào tạo trực tuyến ngày càng được Doanh nghiệp ưa chuộng để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đào tạo nhân viên của mình.
Amber Online Education (Công ty Edtech hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo) áp dụng phương pháp Gamification vào các khóa học đào tạo tuyến và dịch vụ số hóa dưới các hình thức: Một câu chuyện/Cốt truyện cụ thể, những thách thức, các cấp độ, đánh giá tức thì, điểm số, huy hiệu, phần thưởng, nhiệm vụ công tác, bảng xếp hạng nhằm hỗ trợ quá trình đào tạo trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Với việc áp dụng phương pháp Gamification, các khóa học đào tạo của Amber đều thiết kế cho người học một lộ trình hoàn thiện để nắm bắt được một mảng kiến thức/kỹ năng qua việc vượt qua các mốc thử thách như hoàn thành từng chương hay từng bài học hướng dẫn. Mỗi khi nhân viên hoàn thành được một nhiệm vụ như xem hết video đào tạo hay làm xong bài kiểm tra/đánh giá, họ đều được cộng điểm để có được bộ huy hiệu, chúc mừng lên level.,… Việc đưa hệ thống huy hiệu, điểm thưởng vào khóa học đào tạo đã giúp nhân viên theo dõi và nhìn thấy ngay tiến triển cùng thành quả đã đạt được ngay lập tức, tạo hứng thú trong học tập.
Hàng loạt doanh nghiệp lớn như: Honda, Prudential, Masan,.. và các công ty quốc tế đã thành công với giải pháp của chúng tôi. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Amber sẽ có cơ hội đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn để cùng phát triển nguồn nhân lực vững mạnh.
Trải nghiệm học thử khóa học của chúng tôi bằng cách để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc gọi 0833821008 chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay nhé!