Bên cạnh những doanh nghiệp nhận thấy lợi ích thiết thực từ phương pháp Gamification thì vẫn còn một số doanh nghiệp đang hiểu không đúng hoặc áp dụng sai về phương pháp Gamification trong đào tạo trực tuyến. Hiểu lầm này có thể khiến doanh nghiệp vô tình bỏ qua một phương pháp hiệu quả áp dụng vào công tác đào tạo đội ngũ nhân sự vững mạnh.
Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem doanh nghiệp bạn có đang mắc phải những hiểu lầm vè phương pháp Gamification?
1. Hiểu lầm 1: Áp dụng phương pháp Gamification trong đào tạo trực tuyến không thực sự giúp người học học hỏi
Một số tổ chức, doanh nghiệp không coi trọng áp dụng phương pháp Gamification trong đào tạo trực tuyến (E-Learning) của Doanh nghiệp. Tổ chức, doanh nghiệp này đánh giá đây là phương pháp đào tạo chi phí cao, thời gian quay vòng dài hơn để phát triển và người học không thực sự học hỏi được gì từ phương pháp này.
Nhưng trên thực tế, việc áp dụng phương pháp Gamification cho việc học tập nghiêm túc đã đạt được tiến bộ nhất định trong 4-5 năm qua và được công nhận là một phương pháp hiệu quả cho các loại hình đào tạo của một tổ chức, doanh nghiệp.
Người học yêu thích Gamification vì phương pháp này tạo ra yếu tố giải trí trong việc học tập kiến thức đào tạo nghiêm túc, các yếu tố và nguyên tắc trò chơi được sử dụng tạo ra trải nghiệm học tập hiệu quả và hấp dẫn hơn.
Tổ chức, doanh nghiệp nhận thấy giá trị trong việc sử dụng phương pháp Gamification cho việc học chắc, ứng dụng trong công việc, thực hành và thúc đẩy thay đổi hành vi cần thiết
Áp dụng phương pháp Gamification cho quá trình đào tạo của doanh nghiệp là một phương pháp tuyệt vời để thúc đẩy động lực cũng như tỷ lệ tương tác của người học.
Có thể lấy ví dụ về việc áp dụng phương pháp Gamification mà Amber đưa vào các khoá học đào tạo trực tuyến của mình nhằm giúp người học có sự trải nghiệm và học hỏi nhanh chóng gắn liền với công việc thực tế. Và đây là cách Amber thực hiện:
Áp dụng cơ chế trò chơi trong một tình huống không phải trò chơi
Cung cấp một nền tảng và môi trường an toàn cho người học để người học được đối mặt với những thách thức mà học sẽ phải đối mặt trong các tình huống thực tế
Thiết kế các giải pháp với các khái niệm nghiêm túc dựa trên trò chơi và lập bản đồ các mục tiêu trò chơi theo mục tiêu học tập
Như vậy, hiểu lầm áp dụng phương pháp Gamification trong đào tạo trực tuyến không thực sự giúp người học học hỏi là hoàn toàn sai so với thực tế mà phương pháp này đem lại. Từ đó, Doanh nghiệp cần nghiêm túc quyết định việc nên áp dụng phương pháp Gamification vào công tác đào tạo nhân sự của doanh nghiệp không?
2. Hiểu lầm 2: Phương pháp Gamification không thể thúc đẩy hiệu suất của người học
Để gỡ bỏ hiểu lầm về phương pháp Gamification không thể thúc đẩy hiệu suất của người học, hãy nhìn nhận thực tế đã chứng minh: Có một số khía cạnh của việc học, đáng chú ý là việc duy trì và ứng dụng của nó vào công việc, có thể bị ảnh hưởng bởi phương pháp Gamification. Đặc biệt là:
Phương pháp Gamification tạo ra yếu tố lặp lại liên tục cũng như tạo vòng lặp một cách khoa học để tạo hiệu quả tích cực cũng như mang lại những thay đổi trong hành vi đáng kể.
Các trò chơi trong phương pháp Gamification vừa mang yếu tố giải trí, tạo hứng thú cho người học vừa góp phần tạo những tác động đáng kể đến quá trình học. (Trong quá trình trải nghiệm trò chơi, người học cảm thấy vui vẻ nhưng vẫn nhận được những kiến thức cần thiết nếu mức độ gắn kết giữa kiến thức và trò chơi đủ cao).
Việc chơi những trò chơi có mức gắn kết cao trong Gamification giúp người học tăng khả năng ghi nhớ.
3. Hiểu lầm 3: Phương pháp Gamification không tạo ra giá trị cho người học và doanh nghiệp
Hiểu lầm phương pháp Gamification không tạo ra giá trị thực cho người học và doanh nghiệp là hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế, so với phương pháp đào tạo truyền thống hay phương pháp đào tạo trực tuyến không sử dụng phương pháp Gamification thì việc áp dụng phương pháp Gamification giúp quá trình đào tạo có sự tương tác cao hơn giữa người học với giảng viên. Đồng thời, cả người học và doanh nghiệp đều có thể nhận thấy giá trị thiết thực từ cách tiếp cận của phương pháp này.
Dưới đây là 5 lý do khiến người học thực sự thích phương pháp Gamification vào đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp:
Khóa học trực tuyến khi áp dụng phương pháp này đều rất thú vị, tạo được động lực, thử thách cũng như trau dồi kinh nghiệm bổ ích
Trong quá trình học, việc phản hồi tức thì sẽ cung cấp cho người học những gợi ý nhỏ khi họ gặp khó khăn hoặc cần có sự thay đổi để có thể hoàn thành nhiệm vụ
Điểm số cá nhân sẽ tạo động lực cho người học cũng như thúc đẩy họ hoàn thành tất cả các cấp trong khóa học đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cho thấy khoảng cách giữa họ và thành viên khác trong nhóm, điều này giúp cho họ duy trì sự tập trung để chiến thắng và hoàn tất khóa học thành công
Cách tiếp cận từ phương pháp Gamification vào đào tạo trực tuyến trong Doanh nghiệp cho phép người học có một khu vực thực hành an toàn cho đến khi họ đạt mức độ thành thạo cần thiết
Đa thử thách (ứng với mục tiêu học tập) và mức độ tiến bộ (ứng với mức độ thành thạo) giúp họ đạt được những kỹ năng cũng như ý thức hoàn thành và thành tích
Bên cạnh đó, các nhóm L&D cũng nhận thấy giá trị của phương pháp Gamification trong quá trình đào tạo trực tuyến trên các khía cạnh:
Phương pháp Gamification hấp dẫn với tất cả mọi người học. Điều này rất quan trọng bởi hầu hết các tổ chức ngày nay có lực lượng lao động đa thế hệ
Phương pháp Gamification giúp tăng mức độ tương tác
Gamification tạo nên trải nghiệm học tập một cách chắc chắn (dẫn đến việc tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn)
Gamification có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp (đối với đào tạo chính quy như hỗ trợ hiệu suất hoặc để bổ sung cho đào tạo ILT)
Gamification có thể được sử dụng cho nhiều định dạng khác nhau từ ứng dụng học tập đến thay đổi hành vi
4. Hiểu lầm 4: Phương pháp Gamification không thể thúc đẩy việc học
Hiểu lầm về phương pháp Gamification không thể thúc đẩy việc học, nhưng thực tế phương pháp này có thể cung cấp cách tiếp cận hiệu quả để thúc đẩy việc học. Đây là các chức năng cơ bản vốn có của nó mà có thể cộng hưởng với người học và giúp họ thực hiện tốt hơn.
Đặc biệt, phương pháp Gamification giúp người học:
Tạo cho người học ý thức về thành tích
Tạo cho người học một trải nghiệm hấp dẫn, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi
Khuyến khích người học tiến bộ, thúc đẩy hành động và cuối cùng ảnh hưởng tới hành vi
Tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp
Mục đích của phương pháp Gamification vào đào tạo trực tuyến (E-Learning) cho doanh nghiệp nhằm tăng mức độ tương tác, thay đổi hành vi cũng như kích thích sự hợp tác và đổi mới từ đó tăng hiệu quả tối đa cho công tác đào tạo nhân sự.
Amber Online Education (Công ty Edtech hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo) đem đến cho Doanh nghiệp khóa học đào tạo với 3 nhóm kỹ năng chính: Nhóm kỹ năng quản trị dành cho cấp lãnh đạo (dẫn dắt nhân viên, quản lý cuộc họp, huấn luyện nhân viên,..), nhóm kỹ năng vận hành dành cho cấp quản lý chung (đo lường hiệu suất, cải tiến quy trình, tài chính căn bản, Marketing căn bản,…), nhóm kỹ năng mềm dành cho cấp nhân viên (giải quyết vấn đề, đàm phán thực chiến, quản trị sự thay đổi, quản trị xung đột, tạo động lực,…).
Với hơn 20 cố vấn đồng hành là đội ngũ giáo sư, tiến sĩ; hơn 45 tình huống thực tế đúc kết từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, hơn 50 góc nhìn chuyên gia và hơn 35 tình huống nhập vai,… chắc chắn khóa học đào tạo trực tuyến có 1-0-2 mà Amber đem đến sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tại Amber, các khóa học áp dụng phương pháp Gamification sẽ có: Một câu chuyện/Cốt truyện cụ thể, những thách thức, các cấp độ, đánh giá tức thì, điểm số, huy hiệu, phần thưởng, nhiệm vụ công tác, bảng xếp hạng nhằm hỗ trợ quá trình đào tạo trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Hàng loạt doanh nghiệp lớn như: Honda, Prudential, Masan,.. và các công ty quốc tế đã thành công với giải pháp của chúng tôi. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Amber sẽ có cơ hội đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn để cùng phát triển nguồn nhân lực vững mạnh.
Trải nghiệm học thử khóa học của chúng tôi bằng cách để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc gọi 0833821008 chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay nhé!