Storytelling đã được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo-giáo dục. Hình thức này giúp người học cảm thấy sự kết nối, không bị rời rạc nhờ những câu chuyện theo chuỗi. Vậy áp dụng storytelling như thế nào vào xây dựng bài giảng E-learning để hấp dẫn nhất ?
Storytelling là một phần rất tự nhiên khi bạn muốn truyền tải thông điệp hay nội dung giáo dục cho người học. Phương pháp này thực sự rất quan trọng trong giáo dục nói chung và trong bài giảng E-learning nói riêng.
Nhiều người cho rằng storytelling phải nghe trực tiếp người qua người, tuy nhiên khi thông qua bài giảng E-learning, tính hiệu quả của nó khá tốt. Storytelling có sức mạnh thu hút người học, giúp người học nhập vai và thực sự là người đang tham gia vào chính câu chuyện mà mình đang được kể. Qua đó, tính truyền đạt và hiểu được nội dung sẽ cải thiện khá rõ rệt. Việc đưa storytelling vào bài giảng E-learning là điều nên làm, các doanh nghiệp nên đưa storytelling vào bài giảng E-learning để đánh vào yếu tố cảm xúc của nhân viên.
1. Xây dựng storytelling qua nội dung đào tạo
Đầu tiên bạn phải định hình được câu chuyện bạn định kể. Bạn cần phải giữ chân người học, khiến họ lắng nghe và nhập tâm vào câu chuyện. Nội dung trong việc đào tạo trực tuyến cũng cực kỳ quan trọng và làm thế nào để áp dụng storytelling vào đó là một việc không phải dễ dàng gì. Hình thức hay nhất và dễ áp dụng nhất khi đưa vào doanh nghiệp đó là các bạn hãy thử xây dựng câu chuyện hay những tình huống phổ biến mà nhân viên hay mắc phải. Khi được thấy chính mình trong bài giảng đào tạo của công ty, nhân viên sẽ cảm thấy thích thú hơn.
Xây dựng nhân vật, sắc thái, cảm xúc nhân vật chiếm tới 80% sự thành công của một câu chuyện storytelling. Nhiều người đã quá để ý đến nội dung cốt truyện mà bỏ qua đi phần quan trọng này. Cốt truyện cũng quan trọng, nó thể hiện được ý đồ truyền tải, sự logic của các câu chuyện. Tuy nhiên, để diễn tả nó bằng hình ảnh, chúng ta lại đề cao diễn xuất nhiều hơn.
Áp dụng 3 quy tắc sau: Một câu chuyện hay là những câu chuyện bất ngờ và khó đoán trước, một câu chuyện hay là một câu chuyện đơn giản và tập trung đúng trọng tâm, một câu chuyện hay là câu chuyện có cảm xúc có chiều sâu, người học có thể tự hiểu bằng nhận thức riêng của mình
2. Đồ hoạ và hình ảnh liên quan đến storytelling
Khi bạn đã có một cốt truyện storytelling hoàn hảo, giờ đây việc tiếp theo của bạn là kết hợp hóa nó với bài giảng E-learning. Hãy nhớ rằng thiết kế không chỉ là thêm vào những chuyển động và hiệu ứng chuyển cảnh. Nó liên quan đến việc tạo ra một câu chuyện mạch lạc và xuyên suốt. Hình ảnh, âm thanh, hội thoại, tất cả phải phối hợp thật hoàn hảo với từng chuyển động.
Kết hợp các yếu tố hình ảnh lẫn âm thanh và các cuộc hội thoại, đây là 3 yếu tố chính để xây dựng một bài giảng E-learning mang tính storytelling. Các khoá học nên xây dựng hành trình học tập bằng cách cho phép người học nhập vai, để họ tự quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ngoài ra, để có thể tăng tính tương tác, giúp người học chủ động hơn, bài học có thể được lồng ghép những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học và câu chuyện. Việc này sẽ giúp cho người học có thể tự kiểm tra lại kiến thức mình đã học được một cách xuyên suốt.
3. Điều gì làm nên một storytelling hiệu quả
Trước khi bắt tay vào viết nên câu chuyện cho người học, bạn cần phải nắm rõ nền tảng của một storytelling đạt hiệu quả tốt. Một câu chuyện liên quan đến nội dung bài học tốt sẽ bao gồm những yếu tố:
- Tính giải trí: Câu chuyện của bạn trước hết cần mang tính giải trí và giúp người học thư giãn sau những giờ làm việc, giờ học căng thẳng. Như vậy, họ mới đủ kiên nhẫn để dừng lại và xem, đọc hết nội dung. Đặc biệt là trong khi trên mạng có quá nhiều nội dung thu hút.
- Tính liên quan: Bởi vì quá tập trung vào tính hài hước giải trí nên đôi khi những bài học thường “đi quá xa” và rời xa hẳn khỏi nội dung đào tạo cần thiết. Hãy đảm bảo rằng khi người học tìm đến nội dung, họ không phải thốt lên rằng “Cái này thì có liên quan gì?”.
- Tính độc đáo: Câu chuyện của bạn không nên mang tính “xào xáo” từ một câu chuyện của doanh nghiệp khác. Nó nên được cân nhắc, sáng tạo để mang nét riêng của mình.
- Tính đáng nhớ: Người học có thể sẽ thấy hay khi xem, đọc xong câu chuyện của bạn. Nhưng như vậy là chưa đủ. Họ còn cần nhớ những thông điệp mà bạn truyền tải. Điều này đặt ra một bài toán khó cho những người viết nội dung.
- Tính thực tế: Liệu khi học xong bài học của bạn, người học có tìm thấy chính mình trong đó hay không? Nếu họ có, chắc chắn họ sẽ thấy câu chuyện này hay và đắt giá. Ví dụ như câu chuyện của bạn làm họ nhớ về những sai sót trong cách làm việc của họ, cũng như bản thân họ đã vất vả trong cách cải thiện bản thân như thế nào.
Storytelling đánh trực tiếp vào tâm lý và cảm xúc của người học, nó tạo ra một sự ghi nhớ mạnh khi các học viên được truyền cảm hứng. Amber cũng đã rất thành công trong việc áp dụng storytelling vào các bài giảng E-learning và nó tạo ra ấn tượng rất tốt đối với các học viên. Amber hy vọng sẽ đem đến cho các nhà quản lý những trải nghiệm học tập thú vị nhất để đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp mình!