Chuyên mục
Khác

Thế nào là một nhà tuyển dụng tốt?

Một bộ phận các nhà tuyển dụng than vãn, chê trách ứng viên: Thiếu chuyên nghiệp trong làm việc! Thái độ phỏng vấn không tốt! Đòi lương cao hơn rất nhiều so với năng lực thực tế!,… Tuy nhiên, không phải lúc nào lỗi cũng nằm ở ứng viên. Quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên không tốt còn phụ thuộc vào chính thái độ của nhà tuyển dụng. Cùng Amber Online Education tìm hiểu 3 cách rất hiệu quả để trở thành nhà tuyển dụng tốt trong mắt ứng viên:

Xây dựng nguồn ứng viên tiềm năng

thế nào là một nhà tuyển dụng tốt

 

Thử điểm lại một chút, các bước bạn thường làm trong quá trình tuyển dụng là gì? Trong thời kỳ cạnh tranh thu hút nhân tài khốc liệt như hiện nay, thay vì đăng bài lên các group tuyển dụng và thụ động chờ đợi ứng viên, tìm cách xây dựng nguồn ứng viên tiềm năng thường xuyên sẽ là chìa khóa tuyển dụng nhanh chóng, chính xác nhất. Để làm được điều này, việc bắt đầu xây dựng các mối quan hệ giá trị là cần thiết. Có hai cách nhà tuyển dụng nên thử làm ngay:

Cách 1: Tạo network từ ứng viên cũ:

Bạn có thể xây dựng nguồn ứng viên đã từng tham gia phỏng vấn trong những đợt tuyển dụng trước kia của công ty; tạo danh sách data ứng viên tiềm năng cho những đợt sau và chăm sóc họ thường xuyên. Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, bộ phận nhân sự của công ty sẽ gửi tài liệu chuyên ngành liên quan đến vị trí ứng viên từng ứng tuyển. Ví dụ, các ngân hàng có thể xây dựng video bài giảng đề cập đến chuyên môn của họ như cách phân biệt tiền giả, kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên tín dụng,… và gửi cho ứng viên. Sau quá trình dài thương hiệu của doanh nghiệp ghi dấu trong tiềm thức của ứng viên, tạo được niềm tin từ họ, đến khi công ty có đợt tuyển, hãy gửi thông tin tuyển dụng trực tiếp cho ứng viên cũ, chắc chắn họ sẽ thử sức hoặc giới thiệu bạn bè tham gia.

Cách 2: Tạo network với dân trong nghề

Một cách tuyển dụng khá hiệu quả đó là “tuyển dụng hành lang”. Những ứng viên chất lượng nhất có thể đến từ chính bạn bè, người quen của các nhân viên trong công ty hoặc từ mạng lưới những người làm HR của các công ty khác. Vì vậy, tạo network tốt hỗ trợ lẫn nhau trong mùa tuyển dụng chính là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng tìm được nguồn ứng viên phù hợp.

Đa nhiệm

Thông thường, trong các công ty SMEs, bộ phận nhân sự chỉ có 1 – 2 người, tức là một người phải đảm nhận tất cả các khâu trong tuyển dụng: từ tuyển mộ, tuyển chọn, lương thưởng, phúc lợi cho đến hành chính, đào tạo & phát triển,… Vì vậy, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phong phú, đa dạng, gồm nhiều mảng là điều nhất định phải làm.

 

thế nào là một nhà tuyển dụng tốt?

Một số kỹ năng người làm nhân sự cần có như sắp xếp công việc, quản lý stress cho cá nhân và tập thể dùng khi làm công tác tuyên truyền nội bộ; kỹ năng thương lượng, đàm phán, giao tiếp dùng khi thuyết phục ứng viên trong buổi phỏng vấn; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nội bộ dùng để gắn kết các thành viên trong tập thể;… Để hoàn thiện những kỹ năng này, bộ phận HR nói riêng và doanh nghiệp nói chung cần đầu tư vào hoạt động đào tạo toàn diện cho người làm HR sao cho họ có thể tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ một cách dễ dàng nhất.

Hơn nữa, bản thân người làm HR cũng cần nắm rõ những mảng công việc của các thành viên trong công ty, ở từng vị trí. Ví dụ, HR phải hiểu những đầu công việc của Sales, Marketing, Bộ phận làm chuyên môn,… để có cách truyền thông tuyển dụng phù hợp, đúng đối tượng nhất.

Bản thân người làm HR có thể tự chủ động trau dồi kiến thức của mình bằng những cách sau:

  • Tìm hiểu danh sách các mảng công việc tổng quan trong HR, chia nhỏ từng mảng, phân bổ thời gian tìm hiểu từng mảng
  • Hỏi thăm tài liệu, đưa ra những khúc mắc trên các diễn đàn, group dành cho dân nhân sự
  • Đề xuất với công ty cho tham gia những khóa học kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý căng thẳng,… Tham khảo danh sách các khóa học của Amber Online Education tại đây.

Nắm được cách vận hành quy trình tuyển dụng bài bản

Trong năm, thời điểm tuyển dụng thường vào đầu tháng một cho đến cuối tháng tư; đầu tháng chín cho đến cuối tháng mười. Vào những lúc này, nhu cầu tuyển dụng tăng cao nhưng ứng viên chất lượng phù hợp với các vị trí chuyên môn lại không nhiều.

Để quá trình tuyển dụng diễn ra nhanh gọn, hiệu quả, bộ phận HR nên xây dựng sẵn quy trình tuyển dụng bài bản, chính xác, đưa vào toàn bộ hệ thống. Đến đúng mùa tuyển dụng, chỉ cần đưa quy trình vào vận hành, ai tham gia trong quá trình tuyển dụng, đảm nhận vị trí gì, kèm theo đó là những con số đo lường hiệu quả, ví dụ: dự kiến thu thập bao nhiêu CV để ra được 1 ứng viên tiềm năng,…

thế nào là một nhà tuyển dụng tốt?
Bên cạnh việc vận hành quy trình chuẩn chỉnh, người làm HR cũng cần nhanh nhẹn, vận dụng linh hoạt các mẹo tuyển dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh, ví dụ: Đối với những ứng viên giỏi, chắc chắn họ đang nhận được đề nghị từ những bên khác. Lúc này, đừng để họ có nhiều thời gian suy nghĩ, hãy tìm cách giữ chân họ ngay và luôn như rút ngắn quy trình tuyển dụng từ 4 vòng xuống còn 2 vòng, mời họ đến công ty chơi, tham quan và làm quen với các bộ phận trước, đồng thời thuyết phục họ, gây thiện cảm giữa họ với công ty. Tìm hiểu thêm các cách tuyển dụng hiệu quả, tiết kiệm tại đây.

Tạm kết

Tuyển dụng là một quá trình cần đầu tư dài hạn và chỉn chu. Hi vọng với bài viết trên đây, doanh nghiệp của bạn đã có thêm nhiều ý tưởng mới để nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận HR, cải thiện chất lượng tuyển dụng của đơn vị mình.