Chuyên mục
Khác

Các quy chế đào tạo nhân sự cơ bản trong hoạt động doanh nghiệp

Đào tạo nhân sự là điều không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp nhằm củng cố nền tảng và tạo ra những cơ hội phát triển mới trên thị trường. Tuy nhiên, để các nhà quản lý nhân sự có thể tổ chức và duy trì hiệu quả, doanh nghiệp cần đến sự giúp đỡ của các chính sách và quy chế riêng.

Quy chế đào tạo nhân sự là những điều khoản giúp các nhà quản lý có thể điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đào tạo như chế độ, chính sách, phân công đảm nhiệm hay cách áp dụng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, từ các quy chế đề ra, doanh nghiệp có thể đặt ra cho các nhà quản lý và nhân viên những yêu cầu, mục tiêu riêng biệt đồng thời phổ biến các nguyên tắc cần phải thực hiện.

 Vậy quy chế đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp bao gồm những gì? Hãy cùng Amber tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Những yêu cầu khi xây dựng quy chế đào tạo nhân sự

Việc ban hành những hệ thống quy chế đào tạo nhân sự bài bản sẽ mang ý nghĩa to lớn đối với các nhà quản lý trong quá trình quản lý và điều hành tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và quyền lợi của nhân viên, việc xây dựng và áp dụng quy chết cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Tính hợp pháp: Các quy chế phải phù hợp với quy định của luật pháp và quyền lợi của nhân viên
  • Tính thực tế: Các nhà quản lý cần đảm bảo được tính phù hợp của quy chế với cac yêu cầu về quản lý, tình hình hoạt động cũng như mô hình, đặc điểm của doanh nghiệp mình.
  • Tính hiệu quả: Việc đưa ra những quy chế phù hợp sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý, điều hành và xử lý hoạt động đào tạo kịp thời.

2. Nội dung quy chế đào tạo nhân sự cơ bản

Thông thường trong hoạt động doanh nghiệp, các quy chế đào tạo nhân sự sẽ bao gồm những nội dung:

  • Chính sách đào tạo
  • Mục đích đào tạo: Đầu tư vào phát triển, nâng cao chất lượng con người, nhân lực trong doanh nghiệp giúp đảm bảo những yêu cầu về thay đổi và cập nhật trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
  • Ý nghĩa của đào tạo nội bộ: Đào tạo được xem là một trong những chính sách ưu đãi danh nghiệp dành cho toàn thể nhân viên giúp khắc phục, tạo điều kiện phát triển kỹ năng và kinh nghiệm bản thân để làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Tính chất của chính sách đào tạo: Khi đưa ra chính sách nội bộ, các nhà quản lý nhân sự cần đảm bảo rằng đào tạo được gắn liền với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đã định hướng.
  • Quy định chung
  • Phạm vi điều chỉnh và đối tượng tham gia chương trình đào tạo

  • Mục tiêu đào tạo nhân sự:
    • Giúp nhân viên mới thích ứng được với công việc mới, nhân viên cũ bắt kịp với thay đổi và yêu cầu của công việc
    • Nâng cao tính ổn định và chất lượng hiệu quả chung của đội ngũ nhân viên: trau dồi kinh kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc giúp nhân viên hoàn thiện bản thân và làm việc hiệu quả hơn, tạo điều kiện thể hiện bản thân.
    • Nâng cao cơ hội thăng tiến trong công việc: Nội dung đào tạo không chỉ xoay quanh công việc hằng ngày, nhân viên sẽ được nâng cao năng lực chuyên môn, định hướng công việc phù hợp và mở rộng cơ hội thăng tiến nếu nhân viên đủ năng lực.
  • Những nguyên tắc cơ bản trong đào tạo nội bộ nhân sự doanh nghiệp
  • Thẩm quyền, quản lý trong quá trình đào tạo
  • Những hình thức đào tạo: Các nhà quản lý cần đưa ra cho nhân viên những định hướng rõ ràng về các phương thức đào tạo mà họ sẽ được tham gia trong khoá học.
    • Đào tạo nội bộ: Là hình thức phổ biến yêu cầu sự tham gia của tất cả nhân viên chủ yếu thông qua thực hành, kèm cặp hay nâng cao kiến thức thực tế liên quan đến những công việc hằng ngày
    • Đào tạo bên ngoài: Là hình thức đào tạo mà nhân viên sẽ được lựa chọn để tham gia các khoá đào tạo do doanh nghiệp tổ chức hoặc phối hợp với các doanh nghiệp khác.
    • Tự đào tạo: Nhân viên tự đào tạo hoặc tự tham gia các khoá riêng biệt trong ngành nghề liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc.

  • Nội dung đào tạo, giảng viên giảng dạy
  • Thời gian của khoá đào tạo
  • Điều kiện để nhân viên có thể tham gia vào khoá đào tạo
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên khi tham gia đào tạo
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên khi được đào tạo
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên trong khoá
  • Các trợ cấp, chi phí hỗ trợ đào tạo

3. Tổ chức các chương trình đào tạo

  • Nội dung chính của khoá đào tạo, các kỹ năng/ kiến thức tập trung
  • Kế hoạch triển khai đào tạo
  • Phương pháp đánh giá và nhận xét trong quá trình tham gia
  • Kết quả đào tạo khi kết thúc của từng nhân viên
  • Đánh giá mức độ hiệu quả và khả năng áp dụng sau khoá đào tạo

4. Trách nhiệm tham gia, xử lý vi phạm và quy chế thi hành

  • Những xử lý nếu nhân viên không tham gia đào tạo
  • Trách nhiệm tham gia của từng phòng ban được yêu cầu
  • Quy chế triển khai khoá đào tạo

Amber hi vọng với bài viết này, các nhà quản lý đã có được cho mình những cái nhìn thổng quan về các quy chế đào tạo nhân sự cơ bản cần có khi triển khai đào tạo nội bộ. Tuỳ vào đặc điểm doanh nghiệp và mục tiêu, các nhà quản lý có thể tuỳ chỉnh và thay đổi để phù hợp với doanh nghiệp mình nhất.

Trong thời đại phát triển số 4.0, công nghệ đã và đang được áp dụng vào tất cả mọi quy trình trong hoạt động doanh nghiệp. Không chỉ vậy, cách thức tiếp cận đào tạo “số” này giúp nhân viên được trải nghiệm và nâng cao sự nhận biết về công nghệ 4.0. Sự lựa chọn đầy tính ứng dụng và tiên tiến này sẽ giúp quá trình đào tạo trong doanh nghiệp của bạn hiệu quả hơn.

Xu hướng đào tạo trong doanh nghiệp hiện nay chính là những gì mà Amber Online Education đem đến cho người dùng. Những trải nghiệm hiệu quả và chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp có được bước đi đúng đắn trong đầu tư và vận hành bộ máy của mình. Amber với sự trang bị đầy đủ về đội ngũ giảng viên, chuyên gia và đầu tư kỹ lưỡng về nội dung đào tạo hứa hẹn đem đến sự thay đổi tích cực cho tầm nhìn và lộ trình phát triển của các doanh nghiệp. Trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi tại đây!