Chuyên mục
Khác

Bài giảng điện tử (e-Learning) khác gì so với bài giảng trực tuyến thông thường?

Theo nghiên cứu của Elearning Industry, hơn 60% các doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử khi triển khai các khóa đào tạo kỹ năng nội bộ nhân sự. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hai khám niệm này vẫn còn khá mới mẻ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc nhầm lẫn giữa bài giảng trực tuyến với bài giảng điện tử sẽ dẫn đến những sai sót trong quá trình xây dựng và thiết kế khóa đào tạo nội bộ. Hãy cùng AMBER tìm hiểu thêm và so sánh giữa hai khái niệm bài giảng điện tử và bài giảng trực tuyến nhé!

Bài giảng trực tuyến (m-Learning) là gì?

 Bài giảng trực tuyến là hình thức tổ chức đào tạo trên nền tảng các thiết bị công nghệ và di động như máy tính, điện thoại, tablet thông qua môi trường kết nối mạng Internet.

Một bài giảng trực tuyến sẽ đa phần được thể hiện dưới dạng video. Tại Việt Nam, hầu hết các hình thức video giảng dạy sẽ là quay giảng viên dạng thông thường dưới dạng MP4 và được upload lên các kênh Internet hoặc các website chính như Youtube, Vimeo, tuyển sinh, các trang báo mạng…

Đối tượng người học của bài giảng trực tuyến sẽ đa dạng và phong phú hơn từ học sinh, sinh viên cho đến người trưởng thành với mục đích đào tạo trực tuyến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Chi phí sản xuất đối với các bài giảng trực tuyến sẽ thấp hơn và không đòi hỏi nhiều về thiết kế hay sản xuất nội dung, vì chủ yếu kiến thức sẽ đến từ giảng viên. Trong quá trình học, người học có thể tương tác với giáo viên bằng cách bình luận vào video giảng dạy tuy nhiên sẽ mất một khoảng thời gian để giáo viên có thể phản hồi và dễ bị trôi nếu giáo viên không để ý.

 

Bài giảng điện tử (e-Learning) là gì?

 

Bài giảng điện tử là bài giảng được thiết kế và lưu trữ trên nền tảng máy chủ ở nơi khác và được sử dụng, quản lý bởi phần mềm cần thiết cho việc khởi tạo. Người học sẽ áp dụng phương thức học thông qua máy tính hoặc thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, laptop, máy tính bảng,… 

Với lợi thế ra đời sau, bài giảng điện tử được thừa hưởng nhiều yếu tố công nghệ và sửa đổi hơn nhằm đem lại cho người học những trải nghiệm học tập tuyệt vời hơn. Bài giảng điện tử là tổ hợp các bài giảng thiết kế được đóng gói SCORM theo chuẩn HTML theo nhiều định dạng phong phú ngoài định dạng video. Giảng viên sẽ xây dựng bài giảng điện tử cùng nhiều yếu tố khác nhau như video, slideshow, animation,… Tất cả các yếu tố được kết hợp tạo thành một sản phẩm đào tạo đa dạng hoá từ mặt nội dung đến âm thanh, hình ảnh.

 

Khác với bài giảng trực tuyến, bài giảng điện tử thường được sử dụng trong công tác đào tạo nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc cho nhân viên. Trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử đòi hỏi các nhà quản lý/ đào tạo phải đầu tư về mặt thời gian và kinh phí vì chi phí sản xuất bài giảng sẽ cao hơn khi doanh nghiệp phải đầu tư về các phần mềm thiết kế giảng e-Learning hoặc thuê các đơn vị sản xuất bên ngoài.

(Xem thêm: Những yếu tố làm nên một khóa đào tạo trực tuyến thành công)

Với những ưu điểm về mặt công nghệ, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tổ chức và quản lý/ theo dõi bài giảng. Hơn thế, người học sẽ chủ động hơn trong việc học của mình, họ có thể học ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào; tương tác trực tiếp với bài giảng mà không cần lo rằng liệu ý kiến của mình có bị giảng viên bỏ sót hay không.

Điểm khác biệt giữa bài giảng m-Learning và bài giảng e-Learning?

  • Điều kiện học tập: Đối với bài giảng trực tuyến, người học cần phải được kết nối Internet liên tục để có thể truy cập vào bài giảng để bắt đầu học. Trong khi bài giảng điện tử, người học vẫn có thể truy cập khi không có Internet, tuy nhiên để có thể truy cập được đầy đủ kiến thức bài giảng người học vẫn được yêu cầu kết nối mạng.
  • Định dạng bài giảng: Phần lớn các video bài giảng trực tuyến theo định dạng MP4 và được đăng lên các website video. Nổi bật hơn, bài giảng điện tử được đóng gói theo các tiêu chuẩn nhất định và thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như slideshow, animation..
  • Mục đích: Bài giảng trực tuyến thường được sử dụng trong đào tạo trực tuyến, dành cho giảng viên, học sinh, sinh viên,… Đối với giảng điện tử, nó thường được sử dụng trong đào tạo nội bộ doanh nghiệp.
  • Chi phí sản xuất: Bài giảng điện tử sẽ có chi phí sản xuất cao hơn so với bài giảng trực tuyến khi phải đầu tư phần mềm soạn giảng e-Learning hoặc thuê các đơn vị khác hỗ trợ sản xuất bài giảng khi có những yêu cầu phức tạp có tính chuyên nghiệp cao.

 

Tổng kết

Với những điểm khác biệt trên, Amber hi vọng bạn đã hiểu được rõ hơn và không còn nhầm lẫn về hai khái niệm bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử trong đào tạo.

Trong lĩnh vực e-Learning tại Việt Nam, Amber Online Education tự hào khi là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thiết kế các khoá học, bài giảng điện tử về kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc dành cho doanh nghiệp trong thời đại phát triển số 4.0. Trải nghiệm thử ngay các bài giảng Kỹ năng mềm 4.0 để hiểu rõ hơn về sản phẩm của chúng tôi!