Chuyên mục
Khác

03 mẹo hữu ích để thiết kế những bài giảng điện tử hấp dẫn nhất

Trong một bài giảng điện tử, nội dung kiến thức cô đọng, chất lượng, thiết kế bắt mắt và tính dễ hiểu là 3 yếu tố quan trọng tạo nên thành công. Tuy nhiên, một trong những yếu liên quan đến thiết kế và phát triển nội dung bài giảng thường bị lãng quên. Đó chính là tính tương tác. 

Thời buổi 4.0 với các bước ngoặt lớn về công nghệ và điện tử, nhiều phương thức học tập mới sinh ra nhờ những ứng dụng số vượt bật này. Trong đó, những khóa học eLearning, cung cấp các bài giảng điện tử rất được ưa chuộng nhờ tính chủ động, linh hoạt thời gian và sự đa dạng về kiến thức cho người học. Tuy nhiên, thiết kế bài giảng điện tử khá thử thách cho giáo viên để tạo ra tính tương tác và phân tích dễ hiểu giống như khi đang trực tiếp truyền đạt cho học viên.

Có một điểm cần chú ý trong bài giảng điện tử, chất lượng nội dung của bài học có cao, nhưng không thể khiến học viên có tinh thần, động lực chăm chú vào bài học, thì họ dễ dàng bỏ giữa chừng. Vì vậy, trong bài viết này, Amber sẽ mang tới 3 mẹo giá trị giúp cho tổ chức của bạn xây dựng những bài giảng điện tử thu hút học viên từ phút đầu tới khi kết thúc.

  1.     Tạo sự khám phá là chìa khóa để giữ chân học viên

Một điều vô cùng quan trọng là tạo cơ hội cho học viên khám phá bài học nếu như bạn muốn họ tương tác tuyệt đối. Ví dụ, bạn có thể gắn những đường link hữu ích vào phần bài giảng điện tử. Học viên chỉ cần nhấn chuột vào là có thể đọc và học thêm nhiều về chủ đề họ đang học. Hay bạn có thể tạo ra các câu chuyện với hình ảnh hấp dẫn, thu hút mắt nhìn; gắn hyperlink tới những trang thông tin có liên quan mà bạn nghĩ đối tượng học viên của mình sẽ thích. Các yếu tố trên giúp giảng viên tăng sự tương tác của học viên và cuốn họ tiếp tục với các bài học tiếp theo.

  1.     Cung cấp các hình ảnh tương tác dựa trên thực tế

Một công cụ hữu dụng nhất bạn nên sử dụng khi thiết kế bài giảng điện tử chính là sử dụng hình ảnh dựa trên thực tế trong bài. Bằng cách đó, bài giảng sẽ không chỉ còn là các con chữ và luồng thông tin một chiều, bạn đã kết nối cuộc sống thực vào nó bằng ví dụ và vấn đề liên quan đến chủ đề bài học. Nhờ vậy, bài giảng của bạn sẽ có 3 điểm nổi bật hơn hẳn so với các bài giảng điện tử dựa theo những format (cấu trúc) quen thuộc có sẵn từ trước. 

Thứ nhất, nó sẽ sống động hơn vì mang chất liệu từ cuộc sống. 

Thứ hai, tính truyền đạt trong bài cao hơn do những minh họa gần gũi khiến học viên dễ hiểu hơn. 

Thứ ba, kiến thức trong bài cũng có tính ứng dụng cao hơn vì nó đã được gắn với đời sống bên ngoài, học viên dễ dàng vận dụng ở thực tiễn. 

  1.     Có đánh giá vào cuối bài học hoặc một phân đoạn của khóa học

Những bài kiểm tra nhỏ cuối bài hay bài kiểm tra lớn cuối mỗi học phần không chỉ cho phép giảng viên đánh giá hiệu quả khóa học của mình, mà còn cho phép học viên tự nhìn nhận thức sự tiến bộ của mình và tổng kết kiến thức họ đã học được. Bạn hãy cố gắng tạo ra các bài kiểm tra nhỏ có tính tương tác cao, liên quan đến cuộc sống, ví dụ như bài tập tình huống có liên quan đến bài học để học viên phải vận dụng cả kiến thức đã học và kỹ năng thực tế để xử lý. Ngoài ra, những bài kiểm tra có video hiển thị hay câu hỏi audio cũng tạo hứng thú hơn cho học viên. Một gợi ý khác cho các giảng viên là mang tới những trò chơi nhanh trong bài kiểm tra khiến học viên đỡ căng thẳng khi thực hiện bài kiểm tra.

Tổng kết lại, video, hình ảnh và các phương thức tạo tương tác khác bạn sử dụng trong bài giảng điện tử rất cần thiết, nhưng đừng bao giờ để chúng đi xa nội dung, chủ đề chính của bài học. Ngoài ra, bạn không nên quá lạm dụng khiến những công cụ thu hút học viên trở thành thứ khiến họ phân tâm khỏi bài học chính. Hy vọng rằng với 4 mẹo đơn giản sau, bạn có thể thiết kế được các bài giảng điện tử hoàn hảo về mọi phương diện.

Tìm hiểu thêm về giải pháp đào tạo trực tuyến của Amber Online Education tại ĐÂY.